Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin tức

“Tiếng Hát Trong Sương” (Xuân Tiên) – Thời khắc vàng son không qua lại, tình cảm “đã từng” cũng chỉ có thể hoài niệm…

by Mẫn Nhi
30/12/2021
in Tin tức
0
“Tiếng Hát Trong Sương” (Xuân Tiên) – Thời khắc vàng son không qua lại, tình cảm “đã từng” cũng chỉ có thể hoài niệm…

Nếu kể đến những người nhạc sĩ có đóng góp to lớn trong nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 thì phải kể đến Xuân Tiên, người cùng thời với Phạm Duy, Châu Kỳ,….Bắt đầu sáng tác vào những năm trước 1945, tức là thuộc lớp nhạc tiền chiến, Xuân Tiên lựa chọn cho mình một hướng đi riêng bằng con đường đào sâu âm nhạc Việt, dùng chính những kỹ thuật cùng với nhịp điệu của phương Tây để cải tiến và làm giàu cho nền nhạc của mình. Ông đặc biệt chú trọng vào giai điệu của bài hát, thông thường sẽ là những khổ nhạc mang âm hưởng yêu đời, vui tươi và lạc quan, ngợi ca quê hương cùng đất nước. Và cũng sẽ có những nhạc khúc buồn, nhưng lại không tạo cảm giác bi sầu hay đau thương day dứt, mà chỉ là một chút thoáng buồn rồi chợt tắt. Nó không đồng nghĩa với việc, Xuân Tiên chỉ sáng tác nhạc vui, bởi ông cũng có những tuyệt phẩm mang theo sắc thái nhung nhớ về câu chuyện tình xưa, hoài niệm về những mất mát trong cuộc đời hay thời khắc vàng son không bao giờ quay trở lại. Nó được viết nên bởi những ngôn từ đầy gợi cảm, xa vắng hòa với âm điệu cùng tiết tấu đã được cân phương và hoàn chỉnh. Không chỉ được biết đến với những sáng tác giá trị được người người yêu thích như “Khúc hát ân tình”, “Duyên tình”, “Về dưới mái nhà”,….thì Xuân Tiên còn có khả năng chơi được nhiều loại nhạc cụ, đồng thời cải tiến cũng như sáng tạo ra một số loại nhạc cụ mới.

Nhạc sĩ Xuân Tiên

Quay trở lại với nhạc phẩm “Tiếng hát trong sương” của nhạc sĩ Xuân Tiên, đây có thể nói là nhạc khúc điển hình của ông khi nói về dòng nhạc buồn hay chính xác hơn là dòng nhạc hoài niệm. Ca khúc mang người nghe chìm vào khoảng không gian có phần tịch liêu, lớp sương mờ ảo không rõ bóng người, chỉ văng vẳng đâu đó tiếng hát xưa của người cũ gợi nên biết bao hoài niệm về một thời đã xa. Những con nước êm êm, những chiếc thuyền thả mình trôi xuôi theo dòng sông, từng đợt gió nhẹ lay đưa tiếng hát người em nhỏ đến bên chàng nhạc sĩ trẻ…..gợi nhớ về những xót xa của một câu chuyện tình đã qua.

Bài viết hay

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Cung Tiến “Hạc vàng tung cánh về trên quê hương”

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Cung Tiến “Hạc vàng tung cánh về trên quê hương”

17/12/2022
Nhạc sĩ Hà Phương – Tác giả  “Mưa đêm tỉnh nhỏ” bị tai nạn ở tuổi 84, vào viện cấp cứu

Nhạc sĩ Hà Phương – Tác giả “Mưa đêm tỉnh nhỏ” bị tai nạn ở tuổi 84, vào viện cấp cứu

07/12/2022
Những trãi lòng của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông.

Những trãi lòng của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông.

16/11/2022
Nhạc sĩ Vinh Sử “ông vua nhạc sến” qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.

Nhạc sĩ Vinh Sử “ông vua nhạc sến” qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.

18/11/2022

“Mênh mông nước xuôi
Chiếc thuyền lờ lững theo dòng
Lờ lững theo dòng
Đùa ánh trăng vàng đầy sông
Sông sầu nghe hát
Gió đưa tiếng một cô nàng
Hát chi cho lòng càng buồn thương
Đau thương sầu nhớ…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hương Lan trình bày.

Mở đầu ca khúc là khoảng không tĩnh, những chiếc thuyền đang thả mình “lờ lững theo dòng”, vờn quanh bóng trăng vàng thơ mộng. Sẽ là yên bình, là sự thư giãn tâm hồn, nếu không có tiếng hát bi sầu của “một cô nàng” đang vang vọng khắp sông. Chính những cơn gió lạ đã mang tiếng hát nàng đến với người nhạc sĩ, mang những buồn thương ngày cũ gợi lại những sầu nhớ trong trái tim tưởng chừng đã được chữa lành.

“……Đêm đêm vắng tanh
Có người mộng vỡ tan tành
Nhìn mảnh trăng tàn
Chìm dưới sông một màu xanh
Sông sầu buông tiếng
Nước reo gió than sóng gào
Nhắc chi cho lòng gợi buồn thương
Tiếng hát vấn vương…”

Buổi đêm vốn vắng lặng, ngắm nhìn những mảnh vỡ vụn vặt của ánh trăng dưới dòng sông xanh mà xót thương sao cho một trái tim đã vỡ vụn tan tành vì mộng tình chợt tắt. Từng đợt gió thoảng, đang lướt mình theo con nước, vang lên từng hồi chuông gió nhẹ mang theo những đợt sóng gào….gợi cho người ta cảm giác ưu thương cuộn trào, bao nhiêu con sóng là bấy nhiêu buồn sầu. Những tưởng đã quên, sầu thương đã nhạt, có ngờ đâu, chỉ một khoảng lặng giữa đêm sương mà vết thương cũ lại như xé toạc, đau thấu lòng nhưng người nào có hay.

“…..Tơ lòng buông tiếng đàn
Ru hồn người mơ màng
Nhịp nhàng hoà theo sóng reo
Cùng lời ta thán ai oán
Khóc ướt tơ chùng não nùng
Tiếng hát còn rung….”

Tự hỏi lòng, nhung nhớ là chi mà sao những ký ức vừa về, tơ lòng cứ như ngàn tiếng đàn buông, bi sầu cứ như con sóng cuồn cuộn dâng trong lòng. “Ru hồn người mơ màng” theo từng đợt sóng reo, nhưng kèm theo đó lại như có như không sự ai oán cùng than trách. Rõ ràng là muốn buông bỏ, nhưng chẳng hiểu sao lòng cứ day dứt không nguôi, nên chẳng thể nào kìm được những “tơ chùng não nùng”, cứ giữ hoài tiếng hát khiến lòng nhung nhớ.

“…..Nhưng trên sóng xao
Bóng thuyền lờ lững phương nào?
Lờ lững phương nào
Buồn vắng con thuyền nhẹ trôi
Ôi vầng trăng úa
Nhớ chăng tiếng một cô nàng
Xót xa can tràng nặng buồn vương
Tiếng hát trong sương”

“Bóng thuyền lờ lững phương nào?” – Trong con sóng vỗ, tưởng nhẹ nhưng lại đẩy con thuyền trôi mất, không còn biết đã đưa về phương trời nào, cũng chẳng biết đã trôi đến đâu? Cứ lững lờ mà đi, lững lờ mà bỏ rơi một người ngồi lại trong đêm sương vắng cùng tiếng hát phương xa. Có lẽ là buồn, vì vắng bóng mãi rồi con thuyền cũ; cũng có thể là xót xa khi nhớ hoài tiếng hát của nàng dưới ánh trăng vàng lấp lánh. Tình càng sâu buồn thương càng vương vấn, nhưng đến cuối cùng vẫn là buông bỏ, nhớ nhung nhiều rồi người có quay lại được chăng? Hay chỉ có ta cùng “tiếng hát trong sương”?

“Tiếng hát trong sương” của nhạc sĩ Xuân Tiên là một nhạc khúc buồn khi hoài niệm về một thời vàng son trong tình yêu đã qua, dù ngôn từ có chứa chữ “sầu thương” hay “não nùng”,…nhưng người nghe lại ít cảm nhận thấy nỗi đau xé lòng, mà chỉ đơn thuần một chữ “buồn”, sau đó nhanh chóng được xoa dịu. Ai trong chúng ta chẳng có quá khứ, chẳng có hoài niệm về câu chuyện tình đã cũ; chỉ khác là nó sâu đậm như thế nào và bao lâu thì ta học được cách quên đi những xót xa “từng mang”.

Lời bài hát Tiếng Hát Trong Sương Đêm – Xuân Tiên

Mênh mông nước xuôi
Chiếc thuyền lờ lững theo dòng
Lờ lững theo dòng
Đùa ánh trăng vàng đầy sông

Sông sầu nghe hát
Gió đưa tiếng một cô nàng
Hát chi cho lòng càng buồn thương
Đau thương sầu nhớ

Đêm đêm vắng tanh
Có người mộng vỡ tan tành
Nhìn mảnh trăng tàn
Chìm dưới sông một màu xanh

Sông sầu buông tiếng
Nước reo gió than sóng gào
Nhắc chi cho lòng gợi buồn thương
Tiếng hát vấn vương

Điệp khúc
Tơ lòng . . . buông tiếng đàn
Ru hồn . . . người mơ màng
Nhịp nhàng hoà theo sóng reo
Cùng lời ta thán . . . ai oán
Khóc ướt tơ chùng não nùng
Tiếng hát còn rung

Nhưng trên sóng xao
Bóng thuyền lờ lững phương nào?
Lờ lững phương nào
Buồn vắng con thuyền nhẹ trôi
Ôi vầng trăng úa
Nhớ chăng tiếng một cô nàng
Xót xa can tràng nặng buồn vương
“Tiếng Hát Trong Sương”

Tags: Hương LanXuân Tiên

Related Posts

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Cung Tiến “Hạc vàng tung cánh về trên quê hương”
Tin tức

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Cung Tiến “Hạc vàng tung cánh về trên quê hương”

17/12/2022
Nhạc sĩ Hà Phương – Tác giả  “Mưa đêm tỉnh nhỏ” bị tai nạn ở tuổi 84, vào viện cấp cứu
Tin tức

Nhạc sĩ Hà Phương – Tác giả “Mưa đêm tỉnh nhỏ” bị tai nạn ở tuổi 84, vào viện cấp cứu

07/12/2022
Những trãi lòng của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông.
Tin tức

Những trãi lòng của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông.

16/11/2022
Nhạc sĩ Vinh Sử “ông vua nhạc sến” qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.
Tin tức

Nhạc sĩ Vinh Sử “ông vua nhạc sến” qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.

18/11/2022
Next Post
Giao Linh lần đầu tiết lộ lí do cố ca sĩ Phi Nhung không thể làm con dâu mình dù cố ca sĩ và con trai nữ danh ca có tình cảm

Giao Linh lần đầu tiết lộ lí do cố ca sĩ Phi Nhung không thể làm con dâu mình dù cố ca sĩ và con trai nữ danh ca có tình cảm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Áo dài cổ thuyền – thiết kế hơn nửa thế kỷ vẫn được lưu giữ với cái tên thân quen “Áo dài bà Nhu”

Áo dài cổ thuyền – thiết kế hơn nửa thế kỷ vẫn được lưu giữ với cái tên thân quen “Áo dài bà Nhu”

2 năm ago
Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

2 năm ago
Cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ quay ngược thời gian, hoài niệm lại mối tình đầu “tuổi hồng” trong tuyệt khúc “Tạ Tình”

Cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ quay ngược thời gian, hoài niệm lại mối tình đầu “tuổi hồng” trong tuyệt khúc “Tạ Tình”

1 năm ago
“Nỗi Buồn Gác Trọ“ – Bài hát tâm tư ưu sầu của nhạc sĩ Mạnh Phát & Hoài Linh

“Nỗi Buồn Gác Trọ“ – Bài hát tâm tư ưu sầu của nhạc sĩ Mạnh Phát & Hoài Linh

3 năm ago
“Nửa Đêm Thương Nhớ” (Hoàng Trang) – Hẹn một mai, khi không còn tiếng súng đạn, anh sẽ về lại bên người con gái đang trông mong anh từng ngày.

“Nửa Đêm Thương Nhớ” (Hoàng Trang) – Hẹn một mai, khi không còn tiếng súng đạn, anh sẽ về lại bên người con gái đang trông mong anh từng ngày.

1 năm ago
Sài gòn 1968 với Trại tạm cư Phạm Thế Hiển – Nơi ấm áp tình đồng bào trong loạn lạc của chiến tranh

Sài gòn 1968 với Trại tạm cư Phạm Thế Hiển – Nơi ấm áp tình đồng bào trong loạn lạc của chiến tranh

1 năm ago
Số phận buồn thảm của nữ ca sĩ phòng trà nổi tiếng một thời ở Sài Gòn – Ca sĩ Huỳnh Ngọc Bình

Số phận buồn thảm của nữ ca sĩ phòng trà nổi tiếng một thời ở Sài Gòn – Ca sĩ Huỳnh Ngọc Bình

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status