Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Sáu 8, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sử xưa

Bí ẩn chiến dịch Babylift – Cuộc di tản trẻ em Việt Nam quy mô lớn trước những năm 1975

by Mẫn Nhi
12/11/2021
in Sử xưa
0
Bí ẩn chiến dịch Babylift – Cuộc di tản trẻ em Việt Nam quy mô lớn trước những năm 1975

Chiến dịch Babylift là tên gọi một chiến dịch nhân đạo di tản quy mô lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam diễn ra từ 3-26/4/1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ.

Chiến dịch này nhằm mục tiêu đưa trẻ em từ Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó bao gồm Pháp, Úc,Canada.

Bài viết hay

Việc học hành và thi cử của các sĩ tử ngày xưa diễn ra như thế nào?

Việc học hành và thi cử của các sĩ tử ngày xưa diễn ra như thế nào?

15/03/2023
Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây

Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây

10/02/2023
Hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa – Phần 1

Hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa – Phần 1

08/02/2023
Một số ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

Một số ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

07/02/2023

Tính đến khi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam, đã có trên 3.300 trẻ sơ sinh và trẻ em được di tản, mặc dù con số báo cáo thực tế rất khác biệt. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.

Trẻ sơ sinh trong chiến dịch

Mục đích chính của Chiến dịch Babylift là giúp đỡ trẻ mồ côi; nhưng thực tế nó đã bị lợi dụng để di tản trẻ em trước, bố mẹ chúng đã bỏ con lại với hy vọng chúng được an toàn, còn họ sẽ tìm cách di tản đường khác và hội tụ ở Mỹ.

Ngày 4/4/1975, chuyến bay đầu tiên của chiến dịch Babylift đã diễn ra – nhưng trẻ em cũng không phải là mục đích chính. Bởi sân bay bị bắn phá, máy bay thương mại không thể cất cánh, chỉ còn máy bay quân sự cũng đang di tản cả Sài Gòn. Trẻ em được đưa lên những chiếc máy bay quân sự C-5 Galaxy và C-141 chở hàng hóa.

Trẻ em trong chiến dịch

Cuộc di tản đầu tiên với máy bay vận tải quân sự C5-Galaxy đã gặp tai nạn. Cách 64 km từ Sài Gòn, trên độ cao 7000 m, những chốt khóa cửa đưa hàng hóa ở đằng sau bị hư, làm cho cửa mở và văng mất. Máy bay do đó bị giảm áp, không còn điều khiển được nữa, và phải bay trở lại phi trường Tân Sơn Nhất. Khi phải đáp khẩn cấp xuống một cánh đồng cách phi trường 3 km, bụng dưới của máy bay bị xé nát, khiến 155 người đã chết. Đa số là trẻ em, ngoài ra còn có 5 trong số 17 phi hành đoàn. Những người sống sót đa số ngồi ở tầng trên của máy bay, trong khi những người ở tầng dưới hầu như đã chết hết.

Tai nạn dẫn đến Chiến dịch trở thành đề tài cho công luận Mỹ. Các tờ báo trên khắp Hoa Kỳ đã chạy các tiêu đề cảm xúc về phương thức vận hành Babylift là tuyệt vọng và tàn nhẫn.

Các luật sư, thành viên của Quốc hội, và các nhà báo đều tuyên bố rằng các cuộc di tản đã được lên kế hoạch tồi. Một số người tin rằng toàn bộ nỗ lực di tản chỉ là một phương tiện để có được sự thông cảm cho cuộc chiến tranh Việt Nam, không mang tính chất nhân đạo. Chiến dịch đã tách những em bé sơ sinh còn non nớt ra khỏi cha mẹ, quê hương và văn hóa của chính mình.

Các gia đình nhận con nuôi

Nhiều người ở Mỹ hoài nghi về các động cơ chính trị đằng sau hoạt động – tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại tin rằng trẻ em Việt Nam sẽ tốt hơn ở một quốc gia mới, bị chia rẽ từ quê hương và cha mẹ của họ? Một trong những điểm tranh cãi lớn nhất là thực tế là rất nhiều trẻ em được đưa ra khỏi miền Nam không phải là trẻ mồ côi. Những người phản đối hoạt động này cảm thấy sai lầm về đạo đức khi đưa những đứa trẻ này đến nhà mới, với gia đình mới.

Người ta cho rằng chính phủ Mỹ đã hành động vì sợ hãi; Bởi vì Tổng thống Ford và các cố vấn của ông sợ rằng trẻ em miền Nam Việt Nam sẽ bị Bắc Việt đối xử tàn nhẫn và rằng họ đang cố cứu mạng sống của những người vô tội này.

Chuyến bay Chiến dịch Babylift cuối cùng đã kết thúc vào ngày 26/4/1975. Trong suốt 3 tuần lễ di tản, đã có hơn 3.300 trẻ sơ sinh và trẻ em được đưa ra khỏi nước.

Khi đến nước ngoài, trẻ em được các gia đình mới nhận làm con nuôi nhưng nhiều người không bao giờ quên gốc rễ Việt Nam của mình khi lớn lên. Thực tế, họ đã tìm mọi cách để liên lạc với bố mẹ, những người đã thất lạc khắp mọi nơi và cuối cùng cũng vẫn tìm cách trở về thăm lại quê hương.

Related Posts

Việc học hành và thi cử của các sĩ tử ngày xưa diễn ra như thế nào?
Sử xưa

Việc học hành và thi cử của các sĩ tử ngày xưa diễn ra như thế nào?

15/03/2023
Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây
Sử xưa

Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây

10/02/2023
Hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa – Phần 1
Sử xưa

Hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa – Phần 1

08/02/2023
Một số ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa
Sử xưa

Một số ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

07/02/2023

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Hai Chuyến Tàu Đêm” – Xót thương cho một cuộc tình thoáng qua nhưng sâu đậm của nhạc sĩ Trúc Phương

“Hai Chuyến Tàu Đêm” – Xót thương cho một cuộc tình thoáng qua nhưng sâu đậm của nhạc sĩ Trúc Phương

2 năm ago
“Dễ thương dễ sợ”, câu nói cửa miệng của dân Sài Gòn

“Dễ thương dễ sợ”, câu nói cửa miệng của dân Sài Gòn

2 năm ago
Mong muốn được khôi phục những di sản điện ảnh quý giá của miền Nam trước 1975

Mong muốn được khôi phục những di sản điện ảnh quý giá của miền Nam trước 1975

2 năm ago
“Nghệ sĩ Ưu Tú” Út Bạch Lan: Từ một cô bé hát dạo vỉa hè đến “sầu nữ” cải lương nổi tiếng toàn miền Nam

“Nghệ sĩ Ưu Tú” Út Bạch Lan: Từ một cô bé hát dạo vỉa hè đến “sầu nữ” cải lương nổi tiếng toàn miền Nam

1 năm ago
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 16)

Bộ sưu tập những bức ảnh cực đẹp về Sài Gòn những năm thập niên 60 – Phần 3

3 năm ago
Danh ca Thái Châu và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ở tuổi 70

Danh ca Thái Châu và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ở tuổi 70

2 năm ago
Huyền thoại xe đạp mini trên các cung đường Sài Gòn một thời bây giờ ra sao?

Huyền thoại xe đạp mini trên các cung đường Sài Gòn một thời bây giờ ra sao?

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status