Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Sáu 8, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Xót xa người vẽ bảng hiệu bằng tay cuối cùng ở Saigon khi nói về công việc: “Đã hết thời!”

by Mẫn Nhi
08/02/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Xót xa người vẽ bảng hiệu bằng tay cuối cùng ở Saigon khi nói về công việc: “Đã hết thời!”

Ông Hoài Minh Phương được cho là người vẽ bảng hiệu bằng tay cuối cùng ở TP HCM xúc động khi tìm được truyền nhân.

Họa sĩ Hoài Minh Phương

Ông Hoài Minh Phương (tên thật Nguyễn Thế Minh) năm nay đã hơn 70 tuổi và tròn 50 năm gắn bó với nghề vẽ bảng hiệu bằng tay.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Những bảng hiệu vẽ bằng tay một thời được ưa chuộng
Đường phố Sài Gòn xưa luôn có những bảng hiệu được vẽ bằng tay

Nói về công việc, ông thốt lên: “Đã hết thời”. Sự hết thời ấy cũng được chúng tôi cảm nhận ít nhiều qua không gian sống của ông.

Trong căn nhà chừng 30m2 ở quận Bình Tân, TP HCM luôn kín những hộp sơn, bảng hiệu phủ đầy bụi bẩn, những cây cọ vẽ đã khô cứng. Giờ, nơi ông Minh Phương đang làm việc là chiếc ghế sofa cũ. Ban ngày ông ngồi vẽ và tiếp khách, về đêm ngã lưng ngay tại đó.

Ông kể từ đầu năm 2020 đến nay chỉ nhận được 3 đơn hàng từ 3 vị khách. Người đầu tiên tình cờ đọc được trên mạng về câu chuyện của ông nên tìm đến đặt bảng hiệu trang trí nhà để ủng hộ.

Người thứ hai, sau bao năm định cư ở nước ngoài nay trở lại quê muốn phục hồi lại quán cơm chay của gia đình từ mấy chục năm trước nên nhờ phục hồi lại bảng hiệu.

Vị thứ 3 là chủ một cửa hàng ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) buôn bán rau sạch và có sở thích hoài cổ.

Tấm bảng hiệu do ông tự vẽ với phương châm nghề nghiệp.

Đó là những vị khách đặc biệt và hiếm hoi. Tổng số tiền ông kiếm từ nghề này từ 3 đơn hàng kia chỉ 2,4 triệu đồng (tức 800.000 đồng/bảng hiệu).

“Cả năm làm chừng đó tiền. Lấy đâu ông sống?”, chúng tôi thắc mắc. Ông kéo tấm bảng sau lưng ra, trả lời: “Đây là tấm bảng thứ 4 tôi vẽ trong năm có in dòng chữ “Chữa bong gân, trật khớp”. Đây là nghề tay trái của tôi mà”. Theo ông, ngày trước, khi muốn kinh doanh phải có tấm bảng nền vàng, chữ đỏ treo ở phía trước. Lúc đó, công việc của ông bận bịu đến mức ngày chỉ ngủ 4 tiếng. Lượng khách đặt bảng hiệu có khi hẹn đến một tháng sau mới lấy.

Tuy nhiên hiện những người cùng làm công việc vẽ bảng hiệu đã bỏ nghề từ vài chục năm trước. Có thể nói ông được mệnh danh là người cuối cùng làm công việc này. Bởi hiện nay nhiều cửa hàng trang trí bằng những bảng hiệu có đèn led, dán decal đậm màu sắc…

Dẫu cuộc sống khó khăn nhưng chưa bao giờ ông Phương có ý định bỏ hẳn nghề này. Bởi theo ông nó đã gắn bó với ông quá lâu và đây không những là công việc mưu sinh mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm của ông.

Dù chật vật khó khăn nhưng khi thấy khách hàng vui mừng cầm tấm bảng hiệu do ông vẽ đủ để ông vui sướng cả tuần. Gần một thời gian dài ông không tìm được người nối nghiệp khiến tinh thần xuống dốc. Tuy nhiên gần đây đứa con trai trong gia đình đã theo nghề làm bảng hiệu và chịu học cùng ông.

“Sẽ có ngày người ta quay về những giá trị xưa, những tấm bảng hiệu vẽ bằng tay được nhiều người ưa chuộng trở lại” – ông Phương kỳ vọng

Ông Hoài Minh Phương có 9 hoa tay .
Cửa hàng của ông từ lâu đã vắng khách vì không ai còn biết đến việc vẽ bảng hiệu bằng tay.

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Ký ức về Ngã 3 Ông Tạ – Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971

Ký ức về Ngã 3 Ông Tạ – Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971

3 năm ago
Ngắm nhìn loạt ảnh thể hiện nét đẹp sinh hoạt đời thường của phụ nữ Sài Gòn năm 1973

Ngắm nhìn loạt ảnh thể hiện nét đẹp sinh hoạt đời thường của phụ nữ Sài Gòn năm 1973

1 năm ago
Bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn – Giai thoại về trấn yểm đuôi rồng mà ít ai biết

Bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn – Giai thoại về trấn yểm đuôi rồng mà ít ai biết

3 năm ago
Nỗi lòng người con gái khi trông chờ thư hồi âm của người yêu trong nhạc khúc “Sao Chưa Thấy Hồi Âm”

Nỗi lòng người con gái khi trông chờ thư hồi âm của người yêu trong nhạc khúc “Sao Chưa Thấy Hồi Âm”

2 năm ago
Không có chỗ ngồi thôi thì đứng ăn bát bún riêu vậy

Sài Gòn xưa đong đầy nỗi nhớ trong gánh hàng rong

3 năm ago
Hoài niệm về mùa mưa của Sài Gòn xưa với những cơn mưa bất chợt không hề báo trước.

Hoài niệm về mùa mưa của Sài Gòn xưa với những cơn mưa bất chợt không hề báo trước.

2 năm ago
”Bài Ca Tết Cho Em” – Lời tỏ tình ngọt ngào lãng mãn của nhạc sĩ Quốc Dũng

”Bài Ca Tết Cho Em” – Lời tỏ tình ngọt ngào lãng mãn của nhạc sĩ Quốc Dũng

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status