Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Viện Đại học Vạn Hạnh – Viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

by thivang1811
02/08/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Viện Đại học Vạn Hạnh – Viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Viện Đại học Vạn Hạnh là viện đại học tư thục ở Sài Gòn do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập vào năm 1964 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1975, dưới chính quyền mới, Viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể. Một thành phần sau tổ chức lại thành Thiền viện Vạn Hạnh.

Chùa Pháp Hội – Trường Đại học Vạn Hạnh

Chùa Pháp Hội

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Chùa tọa lạc ở số 702/105 đường Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hòa thượng Thích Đạt Bình, dòng Thiên Thai Giáo quán tông, tổ chức xây dựng vào năm 1945.

Chùa được trùng tu năm 1960. Thượng tọa trụ trì Thích Tắc Huệ đã tổ chức trùng tu những năm gần đây. Chùa nguyên là Phật học đường của Giáo hội Tăng già Việt Nam (năm 1954) và văn phòng Ban đại diện Phật giáo quận 10.

Chùa Pháp Hội – 702/105 đường Phan Thanh Giản, phường 10, quận 10

Chánh điện được bài trí tôn nghiêm, ở đây tôn trí nhiều pho tượng điêu khắc gỗ nổi tiếng do nghệ nhân Nguyễn Đức Thống tạo tác vào những năm 1960, có thể xem là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng gỗ ở thành phố, đó là: tượng đức Phật A Di Đà, tượng đức Phật Thích Ca đản sanh, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, tượng Bồ tát Đại Thế Chí, tượng Bồ tát Địa Tạng, tượng Hộ Pháp và tượng Già Lam.

Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ Hòa thượng Thích Đạt Bình vào ngày 27 tháng 3 âm lịch và giỗ HT Thích Tắc Nghi vào ngày 8 tháng 11 âm lịch.

Sự hình thành Viện Đại học Vạn Hạnh

Theo lời của Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phật giáo Việt Nam bắt đầu chấn hưng từ những năm 1920. Trong những thập niên sau đó, 1930, 1940…, lúc đó chưa một vị tu sĩ hay tín đồ Phật giáo Việt Nam nào hình dung Phật giáo Việt Nam sẽ mở một viện đại học đa ngành. Những vị tôn túc và cư sĩ tiên khởi Chấn hưng Phật giáo Việt Nam chỉ mới nói tới mục tiêu giáo dục cao đẳng Phật học cho tu sĩ Phật giáo, còn giáo dục hướng ra xã hội thì chỉ nghĩ đến những trường sơ học. Ý tưởng thành lập viện đại học đa ngành Phật giáo hình thành ngay trong những vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo Việt Nam vào cuối những năm 1950, mặc dù hệ thống giáo dục trung học và tiểu học Phật giáo còn rất sơ khai.

Trước năm 1964, Sài Gòn có trường cao đẳng Phật học với tên Phật học Đường Nam Việt thuộc chùa Ấn Quang. Sau cuộc chính biến 1963 và sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trương đào tạo nhân sự và đưa Phật giáo vào cuộc sống thường nhật được Giáo hội xúc tiến qua việc xây dựng một cơ sở giáo dục bậc đại học. Với nỗ lực đó, Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập với hai mục tiêu: xây dựng nhà giáo dục… làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ… với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt để phát triển trí tuệ. Viện đại học chọn mang tên thiền sư Vạn Hạnh, vị danh tăng Việt Nam thời nhà Lý. Một trong những người sáng lập viện đại học này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, các ông Hồ Hữu Tường – Phó Viện trưởng, Đoàn Viết Hoạt – phụ tá Viện trưởng.

Viện Đại học Vạn Hạnh được Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa cấp giấy phép ngày 17 tháng 10 năm 1964, với Thượng tọa Thích Minh Châu làm viện trưởng và Thượng tọa Thích Mãn Giác làm phó viện trưởng. Sĩ số tăng dần mỗi năm.

Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Viện Đại học Vạn Hạnh vẫn thuộc quyền quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nhưng nhiều nhân sự bị bắt giam như Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích nữ Trí Hải.

Năm 1981 khi các tổ chức Phật giáo hợp nhất thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc quyền quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Không lâu sau đó, Giáo hội chỉ còn quản lý Thiền viện Vạn Hạnh; các khoa còn lại chuyển giao cho Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thiền viện Vạn Hạnh và Thiền viện Quảng Đức hiện nay là hai cơ sở giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại miền Nam.

Trường Đại Học Vạn Hạnh của Phật giáo đang xây dựng (1-7-1967), trên đường Trương Minh Giảng, phía trước chợ Trương Minh Giảng

Viện Đại học Vạn Hạnh nguyên thủy đặt cơ sở ở chùa Xá Lợi và chùa Pháp Hội nhưng đến năm 1966 thì chuyển sang địa điểm xây mới cất ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau năm 1975 có tên là đường Lê Văn Sĩ), Quận 3, Sài Gòn. Cũng năm đó mở Trung tâm Ngôn ngữ trực thuộc viện đại học, gồm bốn ban: Ban Anh ngữ, Ban Pháp ngữ, Ban Đức ngữ và Ban Nhật ngữ.

Niên khóa đầu tiên khai giảng vào năm 1964-1965 có hai phân khoa đại học: Phật học và Văn học & Nhân văn với 696 sinh viên ghi danh. Năm 1967 thêm phân khoa Khoa học Xã hội. Phân khoa Văn học và Khoa học nhân văn gồm có 7 Ban như: Ban Văn học Việt Nam, Ban Đông phương, Ban Triết học, Ban Tâm lý học và thực nghiệm, Ban Sử Địa, Ban Văn học Anh Mỹ và Ban Báo chí học. Phân khoa Khoa học xã hội, gồm có 5 Ban: Ban Xã hội học, Ban Chánh trị học, Ban Kinh tế học, Ban Thương mại học và Ban Nhân chủng học. Năm 1970 lại thêm phân khoa Giáo dục. Năm 1973 thì thêm phân khoa thứ năm: Khoa học Ứng dụng. Phân khoa này có cơ sở riêng tọa lạc ở Phú Nhuận, Gia Định. Số lượng sinh viên năm 1973 là 3.661 sinh viên.

Đại học Vạn Hạnh năm 1967

Thư viện của viện đại học có hơn 25.000 đầu sách, chia thành phân bộ Phật học và Thế học. Ngoài văn tịch tiếng Việt, thư viện còn có nhiều kinh sách tiếng Bắc Phạn, Nam Phạn, Hoa, Nhật, Anh, Pháp, Đức trong đó nhiều bộ kinh Phật giáo.

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Saigon

Viện còn cho thành lập các câu lạc bộ trực thuộc viện như: Câu lạc bộ thiền tập, võ thuật, âm nhạc, thi ca, thư quán Vạn Hạnh, v.v… để sinh viên có cơ hội học hỏi, giao lưu, phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Một thành tựu đáng kể là việc thành lập Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh với nhiệm vụ san định sách cổ và chuyển ngữ các ấn phẩm ngoại ngữ về Phật giáo. Một số tác phẩm giá trị được in ra như Khương Tăng Hội toàn tập, Lục Độ Tập Kinh và lịch sử khởi nguyên dân tộc ta của Trí Siêu Lê Mạnh Thát; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận do Thích Quảng Độ dịch; Tư tưởng Phật học của Thích Nữ Trí Hải; Câu chuyện triết học do Bửu Đích dịch và Thắng pháp tập yếu luận do Thích Minh Châu soạn.

Viện Đại học Vạn Hạnh còn cho xuất bản tạp chí nghiên cứu Tư tưởng, với trọng tâm là các đề tài Phật học, triết học, văn hóa, và giáo dục. Tạp chí này có mặt từ năm 1967 đến năm 1975 thì đình bản.

Đường Trương Minh Giảng, bên trái là ĐH Vạn Hạnh
Trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Viện Đại học Vạn Hạnh năm 1975

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Nhạc khúc ngọt ngào về tình yêu được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang gửi gắm trong ca khúc “Bên Kia Sông”

Nhạc khúc ngọt ngào về tình yêu được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang gửi gắm trong ca khúc “Bên Kia Sông”

1 năm ago
Cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” – Nhạc sĩ Trường Sa

Cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” – Nhạc sĩ Trường Sa

3 năm ago
Bộ ảnh hơn một thế kỷ – Tái hiện dấu xưa trên vùng đất “Tà Vang” (Phần cuối)

Bộ ảnh hơn một thế kỷ – Tái hiện dấu xưa trên vùng đất “Tà Vang” (Phần cuối)

1 năm ago
“Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Khung cảnh bồng lai tiên tử giữa nơi trần tục qua sáng tác của Hoàng Nguyên

“Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Khung cảnh bồng lai tiên tử giữa nơi trần tục qua sáng tác của Hoàng Nguyên

2 năm ago
Nhạc phẩm “60 NĂM CUỘC ĐỜI” – Giá như nhạc sĩ Y Vân viết là 100 năm cuộc đời!

Nhạc phẩm “60 NĂM CUỘC ĐỜI” – Giá như nhạc sĩ Y Vân viết là 100 năm cuộc đời!

3 năm ago
Ghé thăm lại con phố cũ của Sài Gòn xưa những năm 1967 qua loạt ảnh màu sắc nét của nhiếp ảnh gia Eaindy

Ghé thăm lại con phố cũ của Sài Gòn xưa những năm 1967 qua loạt ảnh màu sắc nét của nhiếp ảnh gia Eaindy

2 năm ago
Ngắm nhìn lại kiến trúc hơn 80 năm của Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman giữa lòng Sài Gòn

Ngắm nhìn lại kiến trúc hơn 80 năm của Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman giữa lòng Sài Gòn

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status