Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON – Ký ức một thời của người dân Sài Gòn xưa

by Mẫn Nhi
02/12/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON – Ký ức một thời của người dân Sài Gòn xưa

Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON tọa lạc tại số 59 đường Pasteur (ngay góc ngã tư đường Lê Lợi và đường Pasteur), thuộc loại rạp hạng nhì của thành phố vậy nên mức giá vé cũng thuộc top trung bình, rẻ hơn đôi chút so với rạp hạng nhất. Nằm sát bên cạnh của rạp chiếu bóng chính là con hẻm dẫn vào khu Casino nổi tiếng không kém cạnh. Những bộ phim được chiếu trong rạp xi-nê có thể dở cũng có thể hay tùy thuộc vào cách người xem cảm nhận hay sở thích mỗi người. Một điểm đặc biệt mà Casino Saigon thu hút nhiều người chính là con hẻm kế bên rạp, người ta sẽ vô cùng hài lòng với những món ăn “khoái khẩu” nơi đây, nó mang theo hương vị rất đặc trưng của vùng đất Bắc.

Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON và bên cạnh là nhà hàng Daniel Courrèges

Hầu hết, dân tập trung trong con hẻm cũng như những chủ quán ăn ở đây đều là dân từ miền Bắc di cư vào, họ mang theo những món ăn truyền thống, có lạ có hợp nhưng phần đông là được đón nhận nhiệt tình như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên không thể thiếu một món là phở… Những quán ăn ở đây gọi là bình dân, bởi nó chẳng thể nào được xếp vào quán hạng sang được, nhưng giá tiền lại hơi “chát”, có thể là vì nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên cái giá nó như thế! Hẻm Casino thì lúc nào cũng đông đúc hết, nhộn nhịp nam thanh nữ tú, người ra kẻ vào đếm không xuể, đặc biệt vẫn là những ngày cuối tuần (chiều thứ bảy và chủ nhật). Bây giờ “Hẻm Casino” chỉ còn là một trong vô vàn những nơi ăи uống của thành phố đông dân nhất nước này.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Ban đầu tòa nhà “Casino de Saigon” cạnh rạp chiếu phim Casino Saigon được gọi là “Brasserie des sports”, nhưng sau năm 1915 thì chuyển quyền kinh doanh và được quản lý bởi một trong những đối tác kinh doanh của Bernard – Daniel Courrèges.

Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON cùng với nhiều rạp khác của trước năm 1975 đều không còn hoạt động hoặc đổi tên, đổi cả chức danh hoạt động. CASINO SAIGON thì được đổi thành Vinh Quang, nhưng cũng không hoạt động lâu, năm 2011 thì bị đập bỏ và cho xây dựng thành làng ẩm thực Vũng Tàu. Còn ở hiện tại, vị trí đó đã cho xây dựng nên một công trình cao ốc hiện đại.

Chủ nhân của rạp xi-nê phim CASINO SAIGON chính là doanh nhân người Pháp – Léopold Bernard. Nên rạp chiếu phim còn có cái tên khác là Le Casino, lồng ghép tên ông vào tên rạp.
Tòa nhà Casino de Saigon ở góc đại lộ Bonnard (đường Lê Lợi) và đường Rue Pellerin (Pasteur ngày nay)
Rạp Casino Saigon khi trước nằm tại góc Lê Lợi – Pasteur (số 28 Lê Lợi) nhưng về sau chuyển qua đường Pasteur (số 59 Pasteur)
Thời đó, người ra vào rạp cũng khá đông, nhưng phần lớn là người có tiền.
Sau khi mở rộng rạp chiếu bóng, ông Léopold Bernard còn cho trùng tu lại phần mặt tiền, trông bắt mắt hơn trước rất nhiều.
Hình ảnh rạp chiếu bóng Casino Saigon đã mở rộng hơn về phía bên cạnh của số 28 Đại lộ Bonard.
Ngày trước, vị trí này là số 28 – 30 Đại lộ Bonard
Năm 1998, rạp chiếu phim Casino tại 59 Pasteur được chuyển đổi thành rạp hát kịch Sài Gòn (Sân khấu Sài Gòn). Nó đã bị đóng cửa vài năm trước và ngày nay Khách sạn Liberty Central mới đứng trên địa điểm này.
Mặt tiền của rạp Casino Saigon – ngay góc đường Lê Lợi và Pasteur năm 1946
Sau năm 1955, Casino Saigon được cho xây dựng lại và chuyển sang số 59 đường Pasteur – Ảnh chụp của Michael G. Anderson ghi lại Sài Gòn năm 1969 – 1970
Sau khi rạp xi-nê Casino Saigon được chuyển dời về vị trí 59 Pasteur thì những tòa nhà cũ của Casino de Saigon cũng được tái xây dựng và phát triển. Đây là một góc đường giao thông của ngã tư Lê Lợi – Pasteur năm 1966.
Đại lộ Lê Lợi – phía trên xe lớn màu đen bên trái ảnh trên là vị trí rạp Casino Saigon đầu tiên nằm tại số 30 đại lộ Bonard
Bên trái chính là vị trí nằm đầu tiên của Casino Saigon trên đại lộ Lê Lợi
Khúc đường ngã tư Lê Lợi và Pasteur
Ảnh chụp Casino Saigon vào những năm 1960s
Góc ngã tư Lê Lợi và Pasteur năm 1964 – 1965
Ảnh chụp đêm của Casino Saigon năm 1965
Rạp Casino Saigon nằm trên đường Pasteur – Ảnh chụp năm 1966 của Mikey Walters. Hầu hết các bộ phim chiếu ở đây đều là phim Mỹ với phần nói tiếng Pháp và phụ đề tiếng Việt.
Casino Saigon số 59 Pasteur năm 1966. Trước rạp là chiếc taxi “con cóc” – đây là một trong những phương tiện giao thông ở Sài Gòn xưa nhưng di chuyển lại chậm hơn nhiều so với những chiếc xe lam vàng. Bạn có thể đi bất cứ đâu ở Sài Gòn với giá từ 15 xu trở xuống – taxi rẻ nhất thế giới.
Ảnh chụp rạp Casino Saigon năm 1966 – Sạp góc bên trái là hàng quà của một ông Ấn Độ bán ô mai, khô bò, kẹo, bánh đựng trong hũ xếp ngay ngắn trên kệ, có cái là khá mắc. Khách vô rạp Casino thường hay ghé đây trước.
Ảnh chụp Casino Saigon năm 1970 của Mark
Rạp Casino Saigon góc đường Lê Lợi – Pasteur năm 1970 – 1971, trước cổng rạp đang quảng cáo cho bộ phim: “Kim đồng đại chiến người mặt ó”.
Góc đường Lê Lợi – Pasteur năm 1970 bởi Michael Belis
Những hàng đồ ăn được bày bán trước cổng rạp chiếu phim Casino Saigon năm 1971, được chụp bởi Sandy1618
Đường Lê Lợi
Rạp chiếu bóng Casino Saigon năm 1972, ảnh của Layered
Rạp Vinh Quang là tên sau này của rạp chiếu phim Casino Saigon, hình chụp năm 1990 bởi Doi Kuro
Năm 1992 – Rạp Vinh Quang nằm trên đường Pasteur chính là rạp Casino Saigon ngày trước
Rạp chiếu phim Vinh Quang ngày trước là rạp Casino Saigon, được trang bị thêm những chiếc máy lạnh hiện đại

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Những hình ảnh đẹp về Chùa Xá Lợi trước 1975 – Ngôi chùa đầu tiên theo lối kiến trúc mới của Sài Gòn

Những hình ảnh đẹp về Chùa Xá Lợi trước 1975 - Ngôi chùa đầu tiên theo lối kiến trúc mới của Sài Gòn

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Thái Hằng – người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Thái Hằng – người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy

2 năm ago
Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Người sáng tác nên những ca khúc nổi tiếng vượt thời gian

Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Người sáng tác nên những ca khúc nổi tiếng vượt thời gian

2 năm ago
Đến với nhau là duyên, ở bên nhau là nợ,…“Hối Tiếc” chính là nợ duyên đã hết chúng ta phải xa lìa

Đến với nhau là duyên, ở bên nhau là nợ,…“Hối Tiếc” chính là nợ duyên đã hết chúng ta phải xa lìa

2 năm ago
Tình cảm và nỗi nhớ của người lính chiến khu chất đầy trong ca khúc “Mùa Xuân Gửi Em”

Tình cảm và nỗi nhớ của người lính chiến khu chất đầy trong ca khúc “Mùa Xuân Gửi Em”

1 năm ago
Dùng hết sức để xoay vòng ép mía

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố quen thuộc của người Sài Gòn thập niên 50-60

3 năm ago
Danh ca hải ngoại Ngọc Lan: Lộng lẫy, nổi tiếng khủng khiếp nhưng tình duyên đầy cay đắng, đau khổ

Danh ca hải ngoại Ngọc Lan: Lộng lẫy, nổi tiếng khủng khiếp nhưng tình duyên đầy cay đắng, đau khổ

2 năm ago
Tò mò cuộc sống Sài Gòn năm 1972 qua ống kính tả thực của những nhiếp ảnh gia nước ngoài?

Tò mò cuộc sống Sài Gòn năm 1972 qua ống kính tả thực của những nhiếp ảnh gia nước ngoài?

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status