Cảnh lực Quốc gia Việt Nam Cộng hòa hay Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (gọi tắt: Cảnh sát Quốc gia, CSQG) là Lực lượng Bảo an Bán Quân sự của Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1955 đến năm 1975. Đây là một trong những Lực lượng nằm trong công tác phối hợp với Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam.
Kế thừa Hệ thống Cảnh sát Thuộc địa

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Sở Liêm phóng Đông Dương sử dụng khá nhiều người Việt phục vụ trong Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa để chống lại phong trào đấu tranh đòi lại quyền độc lập dân tộc của người bản xứ, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của thực dân tại Đông Dương. Mặc dù phục vụ tích cực cho người Pháp và phải chịu sự xa lánh từ những người đồng bào, những người Việt tham gia vào Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa rất ít có cơ hội thăng tiến. Họ chỉ là những nhân viên thừa hành cấp thấp bởi vì quyền điều hành chỉ huy chỉ dành cho người Pháp.

Trước nhu cầu chiến tranh lan rộng, nhằm cô lập Việt Minh trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, người Pháp đã thỏa hiệp với các Lực lượng Chính trị Vũ trang chống Cộng, miễn là đặt dưới quyền kiểm soát toàn phần hoặc bán phần của Chính quyền Liên bang. Tại các vùng không kiểm soát được, họ giao lại nhiệm vụ Cảnh sát cho các Lực lượng Vũ trang cát cứ chống Cộng. Tại các vùng kiểm soát, các Sở Công an được thành lập ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, ở mỗi Thị xã thành lập một Ty Cảnh sát. Tại Sài Gòn, người Pháp còn đi xa hơn khi giao nhiệm vụ cảnh sát lại cho Lực lượng Công an Xung phong của Quân đội Bình Xuyên để rảnh tay chống lại các Đơn vị Vũ trang của Việt Minh.

Các nhân viên an ninh cảnh sát hầu hết là cựu công chức người Việt thuộc các ngành an ninh hoặc các ngạch hành chính hay chuyên môn trong Chính quyền Thuộc địa Pháp trước năm 1945. Một số được tuyển dụng tạm thời. Về danh nghĩa, lương bổng của các nhân viên an ninh và cảnh sát do Chính quyền Địa phương trả, dù trên thực tế là trích từ ngân sách của Phủ Cao ủy.

Cảnh phục của họ là áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xám. Do vậy CSQG còn được gọi là Bạch Thử hay Chuột Bạch (White Mice). Năm 1973 thì cảnh phục đổi toàn màu xám, CS Dã chiến thì hoa màu đất. Để đáp ứng nhu cầu trong chiến tranh, nhiều sĩ quan quân đội chuyển sang CSQG, họ có cấp bậc cao. CSQG phải tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt, muốn giam giữ tội phạm, xét nhà phải có trát của tòa án.



Cơ cấu tổ chức
Năm 1948, người Pháp thỏa hiệp, chấp thuận cho Cựu hoàng Bảo Đại đứng ra thành lập một Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam với tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Sắc lệnh 48/SG ngày 18 tháng 2 năm 1948 cũng ấn định tổ chức các cơ quan trực thuộc Thứ trưởng Nội vụ, trong đó có một cơ quan an ninh và cảnh sát toàn quốc với tên gọi “Ty Giám đốc Cảnh sát và Mật thám Quốc gia”.

Thực hiện Thỏa ước Việt-Pháp ngày 8 tháng 3 năm 1949, một số bộ phận an ninh do người Pháp điều hành bắt đầu chuyển giao cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nhưng công tác tình báo vẫn do Sở Liêm phóng Liên bang đảm trách.

Nữ Sĩ quan Cảnh sát Quốc gia VNCH khoá 1 Học Viện CSQG tại trại Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sài Gòn. Khóa 1 Học viện Cảnh sát Quốc gia là khóa duy nhất có 47 nữ SVSQ


Trung Tâm huấn luyện CS căn bản Rạch Dừa Vũng Tàu, thời gian 3 tháng, học căn bản quân sự như: tập thao diễn cơ bản, tập bắn, tháo ráp vũ khí, điạ hình, rèn luyện tính can đảm, tập điều khiển giao thông… Sau đó được gắn Alpha trở về HVCS Thủ Đức học tiếp 10 tháng chuyên môn. Khi tốt nghiệp, trước khi tham gia lực lượng, CSQG phải thề nguyện:
– Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân Tộc
– Cương quyết thi hành luật pháp Quốc Gia
– Quyết tâm bảo vệ tài sản của Đồng Bào
– Luôn nêu cao Danh Dự và Trách Nhiệm của CSQG.
– Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động.

Hệ thống cấp bậc: Có sự thay đổi theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn I 1955-1962 (6 bậc): Cảnh sát viên, Thẩm sát viên, Biên tập viên, Quận trưởng, Kiểm tra, Tổng Kiểm tra
Giai đoạn II 1962-1971 (14 bậc): Cảnh sát viên, Phó Thẩm sát viên Công nhật, Phó Thẩm sát viên, Phó Thẩm sát viên Thượng hạng, Thẩm sát viên Công nhật, Thẩm sát viên, Thẩm sát viên Thượng hạng, Biên tập viên Công nhật, Biên tập viên, Biên tập viên Thượng hạng, Quận trưởng, Quận trưởng Thượng hạng, Kiểm tra, Tổng Kiểm tra
Giai đoạn III 1971-1975 (14 cấp bậc): Trung sĩ, Trung sĩ nhất, Thượng sĩ, Thượng sĩ nhất, Thiếu úy, Trung úy, Đại úy, Thiếu tá, Trung tá, Đại tá, Chuẩn tướng, Thiếu tướng, Trung tướng.
Một số hình ảnh về cảnh sát Quốc gia ngày ấy:























