Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh đặc sắc về nữ “chiêu đãi viên hàng không” của Air Vietnam trước 1975

by Mẫn Nhi
18/11/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Những hình ảnh đặc sắc về nữ “chiêu đãi viên hàng không” của Air Vietnam trước 1975

Vào những năm trước 1975, miền Nam có hãng hàng không quốc gia mang tên Air Vietnam, được thành lập từ năm 1951 dưới thời Quốc gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại. Đây là hãng hàng không đầu tiên của người Việt Nam vận hành và quản lý. “Air Vietnam” tiếp tục còn được sử dụng trong suốt 20 năm chính quyền VNCH, mãi đến tận năm 1993 thì mới được đổi thành Vietnam Airline như hiện nay.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Nhiệm vụ chủ yếu của những người “Chiêu đãi viên Hàng không” là hướng dẫn và theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay. Ngoài ra họ còn phục vụ các dịch vụ khác như: ăn uống, báo chí và hỗ trợ các hành khách cần chăm sóc đặc biệt.

Trước năm 1975, những người làm công việc đó trên máy bay không gọi là “tiếp viên hàng không”, mà thường được biết đến với cái tên “Chiêu đãi viên hàng không”.

Thời bấy giờ, hãng Hàng không có hai bộ phận riêng biệt là: “Chiêu đãi viên hàng không” (Flight Attendant) và “Tiếp viên hàng không” (Airline Receptionist). Nếu được dịch sát nghĩa sẽ là “Người phục vụ trên máy bay” và “Nhân viên tiếp tân của hãng hàng không”.

Như vậy thì “Chiêu đãi viên” là người trực tiếp phục vụ hành khách trên máy bay trong suốt chuyến bay, đúng với nghĩa tiếng Anh là “Attendant”. Còn “Tiếp viên hàng không” là người đón tiếp khách tại sân bay, hoặc đứng ở quầy bán vé, hướng dẫn hành khách, là người đầu tiên mà hành khách gặp khi đến sân bay, theo đúng nghĩa là “tiếp tân” (Receptionist).

Tuy nhiên dù là “Chiêu đãi viên” hay là “Tiếp viên” thì hãng Hàng không cũng tuyển lựa những người trẻ đẹp, có ngoại hình và duyên dáng, đồng thời cũng phải là người có trình độ học thức, phải biết ít nhất hai ngoại ngữ (thường là Anh-Pháp), phải có thái độ tiếp đãi ân cần, lễ phép và nhã nhặn với mọi người,…

Sở dĩ tiêu chuẩn tuyển chọn người khắc khe như thế là vì những người làm ở bộ phận này được xem là “bộ mặt” của hãng Hàng không, là nơi cung cấp dịch vụ vốn chỉ dành cho giới trung lưu và thượng lưu ngày xưa.
“Chiêu đãi viên” là những người tiếp xúc với hành khách nhiều nhất, họ luôn phải kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu của khách, làm cho hành khách cảm thấy hài lòng nhất có thể trên chuyến bay.


Những “chiêu đãi viên” của hãng hàng không Air Vietnam thời bấy giờ có đồng phục áo dài màu xanh lơ, đây được cho là biểu tượng của bầu trời, trên cổ áo còn có đính huy hiệu con rồng – là biểu tượng của Air Vietnam.

Nhiều người suy nghĩ rằng tên gọi “chiêu đãi viên” chỉ có ở miền Nam, nhưng thật ra ở miền Bắc cũng đã có hàng không dân dụng từ thập niên 1950 và cũng gọi những người phục vụ hành khách trên máy bay là “chiêu đãi viên”. Điều này được nhắc đến trong cuốn sách biên khảo “Hàng không dân dụng Việt Nam – Những chặng đường lịch sử”. Trong đó có nhắc đến 2 nữ “chiêu đãi viên hàng không” nổi tiếng thập niên 60 ở miền Bắc là Phi Phượng và Lê Kim Thu.

“Chiêu đãi viên” nổi tiếng nhất của Air VietNam thập niên 1960 là cô Đặng Tuyết Mai, tuy nhiên cô chỉ làm công việc này trong một khoảng thời gian ngắn vì sau đó cơ duyên cô gặp được ông Nguyễn Cao Kỳ và rồi trở thành “đệ nhị phu nhân” của VNCH.

Đặng Tuyết Mai

Năm 1970, đạo diễn Lê Mộng Hoàng và Mỹ Vân Film đã hợp tác với Đài Loan thực hiện cuốn phim mang tên “Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ”, trong đó nữ minh tinh Kiều Chinh vào vai một cô “chiêu đãi viên hàng không” với trang phục nổi bật, làm đẹp thêm hình ảnh của hãng hàng không Air Vietnam ngày ấy.

 

Những hình ảnh khác về “chiêu đãi viên hàng không” của Air Vietnam:

Thời xưa biên soạn

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
BỘ ẢNH ĐẸP VỀ ĐÀ LẠT TRƯỚC NĂM 1975 CỦA NHIẾP ẢNH GIA BILL ROBIE

BỘ ẢNH ĐẸP VỀ ĐÀ LẠT TRƯỚC NĂM 1975 CỦA NHIẾP ẢNH GIA BILL ROBIE

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Dấu Chân Địa Đàng” (Tiếng Hát Dạ Lan) – Gót chân vẫn hằn in cõi hư không, dấu ấn kiếp người “Tạm Bợ” trần gian

“Dấu Chân Địa Đàng” (Tiếng Hát Dạ Lan) – Gót chân vẫn hằn in cõi hư không, dấu ấn kiếp người “Tạm Bợ” trần gian

2 năm ago
Tủ sách Tuổi Hoa – Bầu trời ký ức của cả một thế hệ mới lớn ở miền Nam trước năm 1975

Tủ sách Tuổi Hoa – Bầu trời ký ức của cả một thế hệ mới lớn ở miền Nam trước năm 1975

1 năm ago
Cảng Sài Gòn – Đã từng là thương cảng hàng đầu khu Viễn Đông xưa

Cảng Sài Gòn – Đã từng là thương cảng hàng đầu khu Viễn Đông xưa

1 năm ago
Bộ ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1968 của phó nháy người Mỹ John F. Cordova

Bộ ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1968 của phó nháy người Mỹ John F. Cordova

2 năm ago
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

5 tháng ago
Tuyệt khúc lãng mạn từ câu chuyện tình thoáng qua trong nhạc phẩm “Biển Tình” (Lam Phương)

Tuyệt khúc lãng mạn từ câu chuyện tình thoáng qua trong nhạc phẩm “Biển Tình” (Lam Phương)

1 năm ago
Cảm nhận về lời ca trong bài hát “Giọt Lệ Đài Trang” của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Cảm nhận về lời ca trong bài hát “Giọt Lệ Đài Trang” của nhạc sĩ Châu Kỳ.

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status