Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Những câu chuyện thú vị ít người biết về cư xá Bắc Hải

by Mẫn Nhi
29/11/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Những câu chuyện thú vị ít người biết về cư xá Bắc Hải

Trên mảnh đất Sài Gòn có một nơi khá đặc biệt, một nơi rất nổi tiếng mà hầu như những ai sinh sống tại thành phố này cũng biết hoặc đã từng nghe nhắc đến, đó là khu cư xá Bắc Hải. Khu Bắc Hải nằm giữa Chí Hòa và Phú Thọ, thời xưa được biết đến là 2 ngôi làng gắn liền với “đại đồn Chí Hòa” nổi danh của vị tướng Nguyễn Tri Phương được xây lên với mục đích phòng thủ chống quân Pháp – Tây Ban Nha vào thời điểm 160 năm về trước. Cư xá Bắc Hải, tên gọi cũ là Cư xá sĩ quan Chí Hòa, sau này đổi tên thành Bắc Hải. Khu vực này nằm ở sau công viên Lê Thị Riêng, nơi này nổi tiếng là địa điểm vui chơi, ăn uống của người dân trên đất Sài Gòn. Sở dĩ khu cư xá này nổi bật là vì đây là nơi có những con đường được nối liền với nhau theo kiểu một bàn cờ ngay ngắn, cùng với phong cách đặt tên cho những con đường ở đây cũng rất khác biệt như đường ngang thì đặt tên núi, đường dọc đặt tên sông của tất cả các con sông, ngọn núi trải dài trên khắp đất nước Việt Nam. Bên cạnh khu cư xá Bắc Hải là khu vực Chí Hòa nổi tiếng với trại giam Chí Hòa, kề bên còn có nghĩa trang Đô Thành với nhiều câu chuyện bí ẩn và rùng rợn vẫn được nhiều người dân sống ở đây truyền tai nhau từ xa xưa đến tận bây giờ. 

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Nếu muốn đặt chân đến khu vực Bắc Hải này, trước tiên bạn phải có kỹ năng tìm đường thật tốt. Mặc dù đường phố ở đây đều có sự kết nối với nhau nhưng với chín nhánh Cửu Long ở Bắc Hải cũng đã đủ khiến cho người ta hoang mang vì không biết phải đi đường nào. Tại sao lại nói như vậy? Vì khi đến đây bạn sẽ phải phân vân để tìm ra điểm khác nhau giữa đường Bửu Long và đường Cửu Long, có nhiều người còn khó hiểu rằng tại sao đang ở quận 10 mà lại có đầy đủ Trường Sơn, Ba Vì, Tam Đảo…đó là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự hoang mang của những người lần đầu tiên ghé đến đây. Cổng chính của cư xá nằm trên con đường mà người ta vẫn thường gọi là Bắc Hải. Cái tên này đến tận bây giờ vẫn chưa ai có thể hiểu được ý nghĩa của nó bởi vì ngày xưa nơi đây vốn là một con hẻm của làng Chí Hòa. Khi Pháp một lần nữa quay trở lại Đông Dương vào năm 1946 thì họ đã cho xây dựng lên cư xá sĩ quan dành cho quân đội liên hiệp ngay tại bên cạnh con đường này vì vậy đường này được mở rộng và được gọi với cái tên là đường Quân Sự. Nhiều dãy nhà mọc lên như nấm trên những con đường vuông vức như bàn cờ hình thành nên một khu cư xá, có trục đường chính là đường sau này được gọi với cái tên Cửu Long. Chắc hẳn có rất nhiều người tò mò về ý nghĩa của chữ “cư xá”, nó đồng nghĩa với chữ “khu dân cư” mà người thời nay vẫn hay dùng. Sài Gòn vào giai đoạn trước năm 1975 có rất nhiều cư xá, nếu không nhắc đến cư xá Bắc Hải là nơi ở của các sĩ quan thì vẫn còn có cư xá Chu Mạnh Trinh là nơi ở của các nghệ sĩ, cư xá Lữ Gia, cư xá Tự Do và còn nhiều cư xá khác.

Lúc đầu, cư xá Bắc Hải chỉ có 16 dãy nhà, 8 dãy mỗi bên có hướng nhìn ra trục đường chính Cửu Long, mỗi bên có 4 dãy nhà được sơn màu vàng và 4 dãy còn lại được sơn màu xanh rất nổi bật. Xung quanh các dãy nhà được bao bọc bởi những hàng cây trứng cá trải dài dọc theo hai bên con đường đầy đá dăm ngăn cách thành các dãy. Khu vực này là một nơi biệt lập, các hướng được bao quanh và bảo vệ bởi hàng rào kẽm gai chi chít. Cổng sau của cư xá Bắc Hải hướng ra đường Tô Hiến Thành, bên trái là đi về hướng chợ Hoa Hưng, bên phải hướng ra ngã ba Tô Hiến Thành – Nguyễn Tri Phương, nay là đường Thành Thái. Điều đáng nói ở đây là cổng sau chỉ được mở trong vòng một giờ đồng hồ vào mỗi buổi sáng và chiều. Những năm 1966, trong cư xá được xây thêm một số dãy nhà nữa, lúc đó cổng sau được mở cửa thường xuyên hơn nhưng vì là nơi ở của các sĩ quan nên vẫn phải có trạm lính gác rất chặt chẽ, người ngoài không được tự ý ra vào.

Ngày nay, khi nhắc đến cư xá Bắc Hải thì người ta sẽ nghĩ ngay đến độ ăn chơi ở khu vực này chứ không phải là những điểm khác. Nói về đồ ăn, thì ở đây hầu như là không thiếu một món nào cả, muốn ăn bún chả Hà Nội thì có bún chả Hà Nội, muốn ăn bún bò Huế thì có bún bò Huế, muốn ăn cơm tấm Sài Gòn thì chạy ra hướng công viên Lê Thị Riêng, vừa ngồi ăn cơm vừa có thể nghe được những cô bán nước ven đường nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Nhiều người còn đùa vui với nhau rằng nếu tính về phần ăn chơi, cư xá Bắc Hải mà đứng thứ hai thì không ai dám đứng thứ nhất. Nếu bạn là người thích thể thao thì ở đây có cà phê bóng đá, thích âm nhạc thì có cà phê DJ, còn nếu bạn muốn xa hơn về phía miền Tây sông nước thì ở đây có cà phê trái cây miệt vườn. Ngoài ra, ngay bên cạnh cư xá là công viên Lê Thị Riêng với hàng cây xanh thẳng tấp, là nơi nhộn nhịp người qua lại và ghé đến vui chơi hóng mát.

 

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Bi kịch chốn hậu cung: Từ nàng công chúa danh giá đến ép gả rồi tư thông cùng người tình

Bi kịch chốn hậu cung: Từ nàng công chúa danh giá đến ép gả rồi tư thông cùng người tình

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Ly kỳ câu chuyện: Sự trở về của cô gái Pháp mang trong mình dòng máu của vua Hàm Nghi

Ly kỳ câu chuyện: Sự trở về của cô gái Pháp mang trong mình dòng máu của vua Hàm Nghi

1 năm ago
Trở về tuổi thơ dữ dội cùng tuyển tập những hình ảnh của “con nít” thời xưa

Trở về tuổi thơ dữ dội cùng tuyển tập những hình ảnh của “con nít” thời xưa

2 năm ago
Sài Gòn thanh lịch và sang trọng với loạt ảnh Saigon 1963 của Folklore Atelier

Sài Gòn thanh lịch và sang trọng với loạt ảnh Saigon 1963 của Folklore Atelier

2 năm ago
Ấn tượng một Sài Gòn hoa mỹ năm 1965 qua bộ ảnh của Robert Gauthier – Phần 1

Ấn tượng một Sài Gòn hoa mỹ năm 1965 qua bộ ảnh của Robert Gauthier – Phần 2

1 năm ago
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Nở Về Đêm” – có chăng hoa chỉ đẹp khi đêm tàn, có chăng em chỉ đẹp khi còn cạnh anh…..

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Nở Về Đêm” – có chăng hoa chỉ đẹp khi đêm tàn, có chăng em chỉ đẹp khi còn cạnh anh…..

2 năm ago
Ngắm nhìn nhan sắc nữ hoàng sân khấu điện ảnh Thanh Nga – Một trong Tứ Đại Mỹ Nhân Saigon xưa

Ngắm nhìn nhan sắc nữ hoàng sân khấu điện ảnh Thanh Nga – Một trong Tứ Đại Mỹ Nhân Saigon xưa

2 năm ago
“Tứ Trụ Nhạc Vàng” – Những ông hoàng làm mưa làm gió trong dòng nhạc vàng là ai?

“Tứ Trụ Nhạc Vàng” – Những ông hoàng làm mưa làm gió trong dòng nhạc vàng là ai?

3 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status