Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Nhớ về nhũng chuyến xe Lam – Đã có một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.

by Mẫn Nhi
25/12/2021
in Sài Gòn Xưa
0
Nhớ về nhũng chuyến xe Lam – Đã có một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.

Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.

Xe lam bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm Lambretta của Italia, là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, dành cho người lao động bình dân. Các loại xe này do công ty cơ giới Innocenti chế tạo. Các dòng xe này lần lượt được nhập vào Việt Nam Cộng Hòa vào giữa thập niên 1960 để thay thế xe thổ mộ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Tên gọi này có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh Lambretta FD, FLI và sau đó là Lambro 200, 550 của hãng Innocenti, Italy.

Đây là loại xe khách hay xe chở hàng có cấu trúc tương tự như xe tuktuk , hiện vẫn là phương tiện giao thông phổ biến tại một số nước trên thế giới như Sudan, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan…

Xe lam là loại xe khách hay xe chở hàng

Xe thùng nhỏ có 3 bánh xe, gồm một cabin cho tài xế ngồi lái phía trước và một thùng xe để chở khách hay chở hàng phía sau. Tên gọi này có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh Lambretta FD (dung tích xy lanh 123 và 150 cc), FLI (175 cc) và sau đó là Lambro 200, 550 (đều 198 cc) của hãng Innocenti, Italy.

Các dòng xe này lần lượt được nhập vào miền Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1960 để thay thế xe ngựa thồ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.

Các xe này được nhập ở dạng không đóng thùng, và tùy vào công năng chở người hay chở hàng sẽ được đóng thùng sau khi nhập.

Các xe này được nhập ở dạng không đóng thùng, và tuỳ công năng chở người hay chở hàng sẽ được đóng thùng sau khi nhập vào nước. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa của hãng Piaggio – Ý,…) ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa…), ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có 17.000 chiếc được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Thuở ban đầu khi mới xuất hiện, bên hông thùng xe kéo phía sau có dập nỗi chữ Lambretta, hay Vespa nhưng dần về sau thì có kèm theo một con số như “Lambro 150, Lambro 175, Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550’’… Đây chính là nguyên nhân ra đời từ “Xe lam” trong hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam.

Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc vào những năm đầu 1960 thì việc mua được một chiếc xe lam cũng không phải là dễ.

Chỉ cho đến những năm 1966-1967, khi mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiến hành chương trình “Hữu sản hóa” với mục đích là cung cấp phương tiện di chuyển , chuyên chở công cộng cho giới công nhân nghèo, thợ thuyền và để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, kèm theo đó là việc tiến hành cho vay vốn trả góp mua xe lam và xe taxi để hành nghề thì lúc đó xe lam mới bắt đầu phát triển. Vì vậy mà bên hông xe của nhiều chiếc xe lam thời kỳ này, ngoài nhãn hiệu xe, chúng ta sẽ thấy thêm một hàng chữ “Hữu sản hóa, đợt Tự chủ”.

Tuy rằng lúc bấy giờ, xe lam đã xuất hiện khá nhiều nhưng việc sử dụng trong thành phố vẫn chưa phát triển mạnh vì vẫn còn một đối thủ “nặng ký”: xe ngựa. Đến cuối năm 1970, đợt “Hữu sản hóa” cuối cùng đã thay xe lam vào chỗ của xe ngựa. Có thể nói năm 1970 là năm kết thúc của xe ngựa và cũng là năm bắt đầu cho thời kỳ của xe lam.

Lái xe lam: “Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”

Giá một chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng đem lại nhiều lợi nhuận cho người chủ xe (theo lời 1 chủ xe: “Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”). Đặc biệt, sau khi thống nhất năm 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăng hoặc thiếu phụ tùng thay thế không sử dụng được, thì xe lam được dùng làm phương tiện phổ biến rẻ tiền và bước vào thời vàng son.

Lúc đó, chỉ riêng thị xã Biên Hòa, có 6 hợp tác xã xe lam với khoảng 1.000 đầu xe đăng ký chở khách chính thức, với hàng triệu lượt khách mỗi năm, vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như là “thủ phủ xe lam”.

Và thời đại vàng son nhất của xe lam chính là thời kỳ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, khi các phương tiện khác thiếu phụ tùng thay thế hoặc thiếu xăng để hoạt động thì chiếc xe lam lại chính là phương tiện khá hữu hiệu để duy trì việc chuyên chở trên khắp dải đất hình chữ S, nhờ vào tính năng sử dụng cùng với giá thành hoạt động khá rẻ. Lấy ví dụ như ở Biên Hòa lúc đó đã có 6 hợp tác xã xe lam với gần 1000 đầu xe được đăng ký để chở khách và vận chuyển hàng hóa trên khắp miền Nam. Vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như “thủ phủ xe lam”. Ngoài ra xe lam còn được đưa ra miền Bắc để phục vụ chuyên chở hành khách và hàng hóa.

Tuy thùng sau xe được gắn để chở khách, nhưng nếu thùng sau hết chỗ, các bác tài sẵn sàng ngồi khép nép lại một tí để có thể chở thêm được 2-3 khách. Xe thì thiết kế cho 8-10 người ngồi nhưng khi đến Việt Nam, cũng như bao loại xe khác, xe lam vẫn phải “cõng” một số lượng khách gấp đôi, có khi gấp 3 trọng tải cho phép. Có khi khách còn ngồi lên cả nóc xe. Và chính việc này lại làm nảy sinh thêm một điều vô cùng thú vị đó là khi đi xe lam, khách phải ngồi khép chân lại. Và khi xe thắng gấp thì các “cặp gối” đối diện nhau sẽ chạm vào nhau. Nếu “hên” thì sẽ được chạm gối với những cô nữ sinh trên chuyến xe về chiều với quần lụa trơn, mát rười rượi. Nếu đi ngay ngày “xui” phải ngồi với mấy cô bán hàng chợ thì bao nhiêu mùi chợ búa nó dính hết cả vào người. Và cũng giống như xe buýt ngày nay, chuyện “chiếc bóp biết bay” vẫn luôn xảy ra nếu như không cảnh giác.

Tại Việt Nam, từ năm 2004, sau khi Nghị định 23/2004/NĐ-CP ban hành, xe lam bị hạn chế và từ từ bị cấm hẳn.

Và một điều đặc biệt ở Sài Gòn là cứ khoảng 10 năm thì sẽ có một vài loại xe bị hạn chế sử dụng và dần biến mất. Xe lam là một trong số những trường hợp đó. Từ năm 2004, sau khi Nghị định 23/2004/NĐ-CP ban hành (Nghị định quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ô tô tải và ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ), xe lam bị hạn chế và dần bị cấm hẳn. Thay cho xe lam là loại xe tải cỡ nhỏ Daihatsu (thường gọi là xe Da-su) với tính năng vượt trội cả về tốc độ lẫn trọng tải so với xe lam. Tại TP.HCM hiện nay còn xuất hiện thêm cả loại xe tải 3 bánh xuất xứ từ Trung Quốc, hình dáng gần giống với xe lam ngày ấy.

Xe lam, trong tiềm thức của nhiều người thành thị vẫn là một chút gì đó còn lại của Sài Gòn thuở xa xưa, thuở mà những tiếng “bành… bành’’ của xe lam là tiếng mà mọi người dân thành thị đều cảm thấy quen thuộc, thuở mà những bài hát về những mối tình chóng nở nhưng vội tàn trên những chuyến xe lam xuất hiện và rồi làm lay động lòng người như trong bài hát “Chuyến xe lam chiều” của Vinh Sử:

“…
Trên chuyến xe lam đông người chiều nay
Nghe từng cô đơn nỗi niềm chua cay
Còn đâu một chuyến xe lam
Ngày nao mộng ước vô vàn
Nay kỷ niệm em một mình mang…”

Đã có một thời, một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”. Và cũng đã có một thời, xe lam trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người con Sài Gòn. Một thời xa xăm chỉ còn lại trong ký ức.

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Hoài niệm về hương vị những ly cà phê Saigon trước những năm 60-70

Hoài niệm về hương vị những ly cà phê Saigon trước những năm 60-70

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Dùng hết sức để xoay vòng ép mía

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố quen thuộc của người Sài Gòn thập niên 50-60

3 năm ago
Hoàn cảnh sáng tác đầy THÚ VỊ của ca khúc nổi tiếng “Nếu đời không có anh” của cố nhạc sĩ Hoàng Trang

Hoàn cảnh sáng tác đầy THÚ VỊ của ca khúc nổi tiếng “Nếu đời không có anh” của cố nhạc sĩ Hoàng Trang

1 năm ago
Chùm ảnh “nảy lửa”: “Mèo con” khoe thân cực bạo ở Sài Gòn thời chiến chinh Việt Nam

Chùm ảnh “nảy lửa”: “Mèo con” khoe thân cực bạo ở Sài Gòn thời chiến chinh Việt Nam

1 năm ago
Chuyện về cây cầu quay độc nhất vô nhị của Saigon xưa: Cầu Khánh Hội.

Chuyện về cây cầu quay độc nhất vô nhị của Saigon xưa: Cầu Khánh Hội.

2 năm ago
Cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” – Nhạc sĩ Trường Sa

Cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” – Nhạc sĩ Trường Sa

3 năm ago
Hoàng Trọng Cùng Nhạc Phim “Người Tình Không Chân Dung” – Hát cho người chiến sĩ trận vong sa trường

Hoàng Trọng Cùng Nhạc Phim “Người Tình Không Chân Dung” – Hát cho người chiến sĩ trận vong sa trường

2 năm ago
Tuyển tập những bức ảnh đẹp về Quận Thủ Đức trước những năm 1975

Tuyển tập những bức ảnh đẹp về Quận Thủ Đức trước những năm 1975

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status