Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần cuối)

by thivang1811
12/01/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần cuối)

My beautiful picture

Phần tiếp theo của bộ sưu tập ảnh đường Trương Công Định và Vườn Tao Đàn – Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa!

Đường từ đường Nguyễn Du đến Trần Quý Cáp (sau năm 1975 đổi tên thành đường Võ Văn Tần) có công viên Tao Đàn với hàng cây xanh cao vút. Nơi đây còn được mệnh danh là “Vườn thượng uyển Sài Gòn” xưa, bởi khuôn viên rộng lớn cùng với những dấu tích lịch sử xuyên thế kỷ. 

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Đoạn đường Trương Công Định chạy giữa vườn Tao Đàn

Đường Trương Công Định, đoạn chạy giữa vườn Tao Đàn – Tòa chung cư màu trắng bên phải hình là khu cư xá Meyerkord BOQ nằm ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du.

Đường Trương Công Định năm 1966 – Hình ảnh vườn Tao Đàn vẫn còn khá đơn sơ với những khu đất trống

Thiếu nữ trong tà áo dài trắng và chiếc nón lá thanh lịch, duyên dáng chạy chiếc xe đạp trên đường Trương Công Định

Cổng vườn Tao Đàn năm 1966 – Khu vườn được bao bọc bởi 4 con đường: Miss Clavell – Chasseloup Laubat – Verdun – Taberd, sau này được đổi tên thành Huyền Trân Công Chúa – Hồng Thập Tự – Lê Văn Duyệt – Nguyễn Du.

Cư xá Meyerkord BOQ ngay góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du. Ảnh chụp năm 1966 bởi John Girardeau

Khách sạn Mai Loan ngay vị trí góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh. Ảnh này được tác giả Lloyd đứng ở vách tường ga Sài Gòn trên đường Lê Lai chụp lại

Vườn Tao Đàn năm 1966 – Sau năm 1975, nơi đây còn được tận dụng để mởi ra những buổi trưng bày triển lãm hoa xuân mỗi dịp trước Tết Nguyên Đán.

Hội Kỵ Mã trong vườn Tao Đàn – Bức ảnh được chụp bởi Douglas Ross

Vườn Tao Đàn năm 1966, vẫn còn khá trống trải chứ không nhiều cây xanh như bây giờ!

Sự hồn nhiên của những đứa trẻ khi vui chơi trong công viên Tao Đàn

Hai em Hướng đạo sinh Sài Gòn đứng chụp ảnh trong khuôn viên của vườn Tao Đàn

Vườn Tao Đàn, sau năm 1975 được đổi thành “Công viên Văn hoá Tao Đàn” và xây dựng thêm khu vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Ðền thờ nữ thần Maryamanne của Ấn giáo, nằm trên đường Trương Công Định – Ngày nào cũng có khách đến chiêm bái tại ngôi đền này mà dân gian gọi là “chùa Bà Ðen”. Riêng ngày thứ sáu thì đền có đông khách nhất.

Khách sạn Mai Loan ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh, đối diện với rạp cinéma Long Thuận

Khách sạn Meyerkord (hay còn gọi là cư xá Meyerkord BOQ) nằm ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du, Sài Gòn. Khách sạn này thường được dành cho R&R quân sự ở Sài Gòn – Ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1966, trong bộ sưu tập của Frank Harris từ Phòng Lịch sử Thủy quân Lục chiến.

Cận cảnh khách sạn Mai Loan năm 1967, góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh

Vườn Tao Đàn góc ngã tư Nguyễn Du – Trương Công Định, cổng phía đường Nguyễn Du

Cư xá sĩ quan độc thân của Mỹ – Meyerkord BOQ tọa tại số 113 đường Nguyễn Du, ngay góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du. Trong hình là mặt tiền phía đường Trương Công Định (nay là đường Trương Định)

Đường Trương Định chạy giữa công viên Tao Đàn, chia công viên làm hai phần. Ảnh chụp năm 1967 bởi Bill Mullin

Đường Trương Công Đinh qua công viên Tao Đàn

Đường Nguyễn Du, cổng Vườn Tao Đàn – Bên trái là hình ảnh của một ngôi đền khuất sau hàng cây trong khuôn viên của vườn Tao Đàn

Đường Trương Công Định nhìn từ cư xá Meyerkord Hotel góc đường Nguyễn Du – Trương Công Định

Chùa Ấn Giáo nằm trên đường Trương Công Định (nay là đường Trương Định, Quận 1) – Ảnh chụp giai đoạn 1967 – 1969 bởi nhiếp ảnh gia Dave Teer.

Tết Trung Thu năm 1969 được tổ chức trong khuôn viên của Vườn Tao Đàn (sau này đổi thành Công viên Văn hóa Tao Đàn) – Hàng đầu tiên là những người trong bộ máy chính trị, theo thứ tự từ trái sang: Chủ tịch Hạ Nghị viện Nguyễn Bá Lương, vợ chồng Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Thượng viện – Thượng Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, vợ chồng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.

Kỹ năng tự vệ – Hai thiếu niên biểu diển Vovinam, môn võ tự vệ tay không của Việt Nam, trước Tổng thống và Phó Tổng thống Nam Việt Nam trong buổi lễ mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.

Một đoàn múa lân đang đi qua khán đài trong buổi liên hoan mừng tết Trung Thu của thiếu nhi tại Sài Gòn ngày 26/9/1969. Trên khán đài các nhà chức trách đang theo dõi đoàn diễn hành của các thiếu nhi.

Chủ đề hiện đại – Các Hướng đạo sinh Sài Gòn này đã dùng những mô hình phi thuyền và máy bay phản lực để thể hiện nhận thức của mình về thời đại. Hơn 5.000 trẻ em đã họp mặt tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969 để mừng tết trung Thu.

Phát quà Trung Thu – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang tiến hành phát tặng quà cho một số em trong khoảng 5.000 thiếu niên tham dự buổi liên hoan mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.

Xe bánh cuốn góc Trương Công Định – Gia Long (nay là góc Trương Định – Lý Tự Trọng), nơi đường Trương Công Định hơi bị bẻ gẫy góc về bên trái. Xa phía trước là cổng Vườn Tao Đàn tại ngã tư Trương Công Định – Nguyễn Du.

Những người công nhân đang ngồi trước cửa đền Ấn Giáo đường Trương Công Định – Ảnh được chụp bởi Artzkat vào năm 1970.

Đường Trương Công Định năm 1970, đoạn ngã tư Trương Công Định – Lê Thánh Tôn, nhìn từ sân thượng của chùa Ấn Độ.

Đường Trương Công Định – Trước năm 1975, đây là đường Trương Công Định, chạy xuyên qua giữa Công viên Tao Đàn nối từ Lê Lai đến Hồng Thập Tự. Đi thẳng tiếp qua khỏi Hồng Thập Tự (sau này  đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai) là đường Đoàn Thị Điểm chạy tới đường Kỳ Đồng (gần chỗ nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế).

Vườn Tao Đàn năm 1970

Hội chợ Đồng Tâm được tổ chức tại Vườn Tao Đàn nhằm mục đích xây cất Bệnh viện Vì Dân – Cổng này là ngay chỗ cổng vườn Tao Đàn, trên đường Hồng Thập Tự (sau năm 1975 thì đổi thành đường Nguyễn Thị Minh Khai)

 

Cổng Vườn Tao Đàn phía đường Hồng Thập Tự, ảnh chụp giai đoạn 1970 – 1971 bởi John Aires

Đường Trương Công Định giữa vườn Tao Đàn năm 1970

Hội chợ tổ chức trong khuôn viên của công viên Tao Đàn năm 1970

Cổng vườn Tao Đàn phía đường Nguyễn Du, đoạn ngã tư đường Nguyễn Du – Trương Công Định, được chụp bởi Alan Romanczuk

Bên trong Đền thờ Ấn Độ giáo trên đường Trương Công Định – Ảnh chụp năm 1971

Chùa Ấn Giáo năm 1972 – Trên địa bàn Quận 1 có đến ba đền thờ Ấn Giáo: một ở đường Trương Công Ðịnh (sau này là đường Trương Định), một ở Công Lý (sau này đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và một ở đường Tôn Thất Thiệp.

Một trong những hình ảnh thần được thiết kế phía trên cổng vào đền thờ Ấn giáo – Ảnh chụp năm 1972 bởi Kemper14

Đền thờ Ấn giáo trên đường Trương Công Định – Ở ngoài cửa đền, hôm nào cũng có rất đông khách ra vào tấp nập. Bên cạnh đó là những người bán nhang, nến thơm, hoa… phục vụ suốt ngày.

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Một bức tranh thu đẹp dịu dàng và ngát hương tình yêu trong nhạc khúc “Mùa Thu Cho Em” (Ngô Thuỵ Miên)

Một bức tranh thu đẹp dịu dàng và ngát hương tình yêu trong nhạc khúc “Mùa Thu Cho Em” (Ngô Thuỵ Miên)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Ngô Đình Diệm: Bước đường thiên tài từ Tri huyện tới Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Ngô Đình Diệm: Bước đường thiên tài từ Tri huyện tới Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

2 năm ago
Xe Xích Lô 1 nét đẹp riêng của Sài Gòn xưa

Xe Xích Lô 1 nét đẹp riêng của Sài Gòn xưa

3 năm ago
Phi Nhung – Như Quỳnh: Quá khứ cơ cực, nổi danh cùng bolero và tình bạn hiếm có.

Phi Nhung – Như Quỳnh: Quá khứ cơ cực, nổi danh cùng bolero và tình bạn hiếm có.

2 năm ago
Số phận ly kỳ khối kho báu khủng của Triều Nguyễn sau biến động ngày 5/7/1885

Số phận ly kỳ khối kho báu khủng của Triều Nguyễn sau biến động ngày 5/7/1885

2 năm ago
Cùng tìm hiểu và khám phá những tên tuổi lẫy lừng một thời của làng cải lương Việt

Cùng tìm hiểu và khám phá những tên tuổi lẫy lừng một thời của làng cải lương Việt

1 năm ago
Bí ẩn về Khám Chí Hòa – ‘trận đồ bát quái’ giữa lòng Sài Gòn

Bí ẩn về Khám Chí Hòa – ‘trận đồ bát quái’ giữa lòng Sài Gòn

2 năm ago
“Tiếng Chuông Chiều Thu” – Chuyện tình của người lính chiến: Nghe tiếng chuông vang lại nhớ người yêu

“Tiếng Chuông Chiều Thu” – Chuyện tình của người lính chiến: Nghe tiếng chuông vang lại nhớ người yêu

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status