Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Đôi điều về nghề giáo dưới thời Việt Nam Cộng Hòa khi xưa – Một nghề cao quý từ trước đến nay

by thivang1811
05/11/2021
in Sài Gòn Xưa
2
Đôi điều về nghề giáo dưới thời Việt Nam Cộng Hòa khi xưa – Một nghề cao quý từ trước đến nay

Giáo viên luôn nghề một nghề cao quý trong các nghề cao quý. Có rất nhiều thơ ca cũng như nhạc khúc ca ngợi về nghề giáo. Nhưng bên cạnh những lời ca ngợi, chúng ta vẫn nghe vẫn câu nói truyền miệng bàn về cuộc sống của giáo viên xoay quanh vấn đề “Lương” và cơm, áo, gạo tiền. Vậy ngày ấy, lương giáo viên thế nào? một tháng lương ngày ấy thì họ có thể mua được những gì?

Mời các bạn đọc và Góc xưa cùng tản mạn đôi điều về nghề giáo ngày ấy.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Quy định về đào tạo giáo chức ngày ấy:

Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958. Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn sau được gọi là Trường Sư phạm Sài Gòn. Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.

Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp. Giáo viên tiểu học và trung học tại các trường công được vào biên chế nhà nước, được xem là công chức còn giáo sư đại học làm việc tại các Viện đại học công lập theo hợp đồng do qui chế tự trị của bậc đại học.

Viện Đại học Sài Gòn

Tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên phổ thông phổ biến trên toàn miền Nam Việt Nam ngoại trừ một số thành phố lớn. Thời Đệ nhất Cộng hòa, số trường tư chiếm tỉ lệ áp đảo. Thường mỗi tỉnh có một trường trung học công lập chính nằm ở tỉnh lỵ dạy đến hết bậc Trung học Đệ nhị cấp. Ở mỗi quận trong các tỉnh lớn, có một trường Tiểu học công lập và/hoặc trường Trung học Đệ nhất cấp. Bên cạnh những trường dạy thuần túy chương trình bằng tiếng Việt do chính quyền hay tư nhân quản lý, còn một số trường được thành lập từ thời Pháp thuộc dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp.

Trường Sư phạm thuộc Viện Đại học Sài Gòn, hình chụp năm 1961

Thời kỳ 1954-1963, số giáo sư Trung học Đệ nhị cấp rất thiếu. Không phải tỉnh nào cũng có trường công lập Trung học Đệ nhất cấp. Một số học sinh Trung học Đệ nhị cấp ở các tỉnh nhỏ phải đi qua tỉnh lớn để học Trung học Đệ nhất cấp vì thiếu trường lớp. Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm ở các thành phố lớn thường được đưa về các tỉnh để bổ sung cho lực lượng giáo viên tại địa phương. Giáo viên Tiểu học tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm được phân bổ xuống các trường Tiểu học cấp quận huyện trên cả nước.

những sinh viên duyên dáng của một trường đại học ở Sài Gòn

Sang nửa sau thập niên 1960, các trường Tiểu học cấp xã được bồ sung thêm “giáo viên ấp tân sinh”. Các trường tư thục thường xuyên bị thiếu giáo viên được đào tạo chính quy. Thời đó quy định giáo viên bậc Tiểu học phải có ít nhất bằng Tiểu học, dạy bậc Trung học Đệ nhất cấp phải có tối thiểu bằng Trung học Đệ nhất cấp, dạy bậc Trung học Đệ nhị cấp phải có bằng Tú Tài II trở lên. Có trường tư thục vì thiếu giáo viên đã tuyển người có khả năng giảng dạy nhưng không có điều kiện về bằng cấp theo quy định, đến cuối niên khóa, khi làm sổ Học bạ cho học sinh, phải thay tên người dạy thực sự bằng tên người khác có đủ điều kiện về văn bằng. Ở bậc Trung học Đệ nhị cấp, các trường tư thục còn sử dụng cả sinh viên đang học mấy năm cuối cùng bậc Đại học, nhất là sinh viên Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học

Lương giáo viên ngày ấy:

Theo các ghi chép về giáo dục dưới thời Đệ nhất Cộng Hoà thì: “Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470, giáo sư đại học là 640 trở lên. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ Nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ Nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy đời sống chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, hầu hết các nhà giáo vẫn giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.”

Một lớp học ngày đó

Vào những năm 1960, giá để mua một tô phở khá ngon khoảng 5 đồng. Với số lương như thế, cuộc sống của giáo viên tương đối tốt. Họ có thể thuê người giúp việc, cuộc sống ở mức khá. Nhưng đến những năm Đệ Nhị Cộng hòa, đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn hơn khi mức lương vẫn thế nhưng giá cả leo thang.

Vào cuối những năm 1969-1975, mức lương cao nhất của giáo sư khi ấy khoảng 23.000 đồng. Ngày ấy một chiếc xe honda rơi vào khoảng 72.000 đồng, gấp gần 3 lần lương giáo sư. Nếu các giáo viên làm thêm, viết bài cho các tờ báo thì tiền nhuận bút được khoảng 500 – 800 đồng/ bài.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một đời giáo viên chở hàng trăm hàng nghìn chuyến đò người. Và dù lương giáo viên khi ấy chưa cao, có thể đời sống còn nhiều khó khăn nhưng tình thầy trò, ý nghĩa cao đẹp của tiếng gọi “Cô / Thầy” thì chưa bao giờ vơi đi trong lòng những lớp học trò.

Lớp học ngày ấy

Một chút lắng đọng lại để ta tìm về đâu đó trong miền ký ức đã quên về hình bóng một người thầy, một người cô đã rất lâu trong tuổi thơ ngày ấy…

 

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Theater Norodom – Hý viện Thống Nhất và cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của đài Pháp Á đầu thập niên 1950

Theater Norodom – Hý viện Thống Nhất và cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của đài Pháp Á đầu thập niên 1950

1 năm ago
“Tiếng Hát Đêm Noel” – Lạy Chúa xin cho người con thương được bình an

“Tiếng Hát Đêm Noel” – Lạy Chúa xin cho người con thương được bình an

2 năm ago
“Yêu Người Như Thế Đó” – Nhạc khúc mang nỗi buồn u sầu và tuyệt vọng của một mối tình đơn phương

“Yêu Người Như Thế Đó” – Nhạc khúc mang nỗi buồn u sầu và tuyệt vọng của một mối tình đơn phương

2 năm ago
“Tà Áo Cưới” (Hoàng Thi Thơ) – Tiễn em theo chồng, tiễn em về một tương lai hạnh phúc

“Tà Áo Cưới” (Hoàng Thi Thơ) – Tiễn em theo chồng, tiễn em về một tương lai hạnh phúc

1 năm ago
Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh gây tranh cãi trong biến cố Tết Mậu Thân 1968

Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh gây tranh cãi trong biến cố Tết Mậu Thân 1968

2 năm ago
Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tuổi 16 qua ca khúc “Xuân Hồng Trên Má” của nhạc sĩ Hoài Nam

Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tuổi 16 qua ca khúc “Xuân Hồng Trên Má” của nhạc sĩ Hoài Nam

2 năm ago
“Ăn cho mình, mặc cho người” – Cùng những lễ nghi không thể bỏ qua trong việc vận trang phục của người Việt thời xưa 

“Ăn cho mình, mặc cho người” – Cùng những lễ nghi không thể bỏ qua trong việc vận trang phục của người Việt thời xưa 

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status