Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Đội Có – Từ một tên mã tà đến tỷ phú “giàu sụ” và chết trong trắng tay

by thivang1811
26/07/2022
in Sài Gòn Xưa
2
Đội Có – Từ một tên mã tà đến tỷ phú “giàu sụ” và chết trong trắng tay

Từ trước năm 1975, nhân vật Đội Có được nhiều người dân Sài Gòn – Gia Định nhắc đến. Và trong giới thương mại ngân hàng – xuất nhập cảng thì ai ai cũng biết ông Đội Có – Một tay tỷ phú hào hoa, nổi tiếng ăn chơi khắp vùng. 

Đôi Có tên thật là Nguyễn Văn Có, là một trong số người giỏi kinh doanh và giàu có tiếng ở Sài Thành trước năm 1975. Khoảng năm 1937, Đội Có chỉ là một tên “mã tà” (chính là một cách gọi khác của chức vụ cảnh sát) ở bót Tân Bình, thuộc xã Phú Nhuận, Sài Gòn. Theo tài liệu ghi chép của “Ban Nghiên cứu Lịch sử quận Phú Nhuận” thì:

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

“Đội Có là tay sai của thực dân Pháp, nổi tiếng ác ôn trong việc đàn áp người kháng chiến. Ông cũng là tay tư sản chuyên cho vay ăn lời cắt cổ, có nhà đất cho mướn ăn sâu vào hai bên đường Phan Đình Phùng (Võ Di Nguy cũ) đến mấy trăm mét.”

Khu vực quận Phú Nhuận nay

Còn theo như những lời kể khác của những cụ cao tuổi thì trong thời gian làm lính địa phương, ông Nguyễn Văn Có có đi bố ráp một vụ “cờ bạc, đĩ điếm” và bị một nhóm côn đồ xông ra chém một nhát dao vào bả vai suýt chút thì mất mạng. Vì để đền đáp công lao của ông mà viên cò Tây đã thăng chức cho ông thành Đội và cho coi trật tự ở khu chợ Xã Tài. Khu chợ này được hình thành lộ thiên vào những năm cuối thế kỷ XIX và có tên là Chợ mới. Sau này khi ông Lê Văn Tài về làm xã trưởng của xã Phú Nhuận thì kêu gọi quyên góp từ bà con tiểu thương để mua thêm vật tư vật liệu xây nhà lồng chợ bằng tre, lá. Tận mấy năm sau chợ mới được trùng tu nâng cấp, xây cho một cái mặt tiền chợ nhà lồng và đắp lên mấy chữ nổi: “Marché de Xa Tai” (tức Chợ Xã Tài). Nhưng không bao lâu thì dòng chữ ấy được thay thế thành “Marché de Phu Nhuan”, tức Chợ Phú Nhuận của hiện nay. Và đây cũng là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất của thành phố Sài Gòn. 

Lãnh nhiệm vụ mới, Đội Có mau chóng nổi tiếng với cái danh xưng “thầy Đội dữ dằn”, bà con trong khu chợ, những người mua gánh bán bưng ai cũng sợ khi nghe đến tên ông vì ông hay xua đuổi, gặp là đá thúng, xô đổ hết những hàng hóa bày ra chắn lối đi; những con nợ thì ai mà không sợ ông vì ông còn có tài “đòi nợ thuê”. Vậy nên những việc như thu tiền trả góp, tiền hụi mà các chủ cho vay nợ đều giao cho thầy Đội Có, thì sẽ chẳng ai dám trễ hẹn hay quỵt nợ. Bởi, nếu dám chạy làng thì ông thầy Đội này sẽ gông cổ đem về bót nhốt nên người ta “nghe tiếng đã sợ”…..

Chợ Phú Nhuận năm 1962. Ngôi chợ này nằm cách cầu Kiệu không xa, khá gần với chợ Tân Định của Sài Gòn

Đội Có còn là một người rất có đầu óc kinh doanh, có một số vốn liếng rồi nên ông bỏ tiền ra mua rẻ mấy mảnh đất sình lầy, bỏ hoang ở dọc hai bên đường Loui Berland (nay là Phan Đình Phùng), sát với Chợ Xã Tài, cho lấp đất, làm nhà gạch để bán hoặc cho thuê. Những dãy nhà phố của ông thầy Đội Có thời đó nhiều vô kể, chạy dọc từ chân cầu Kiệu cho tới chợ – cả khu thương mại hoành tráng. Vì vậy, sau này dân địa phương ở đây mới gọi tên con hẻm với toàn nhà của ông là “hẻm Đội Có” và chính quyền Pháp cũng mặc nhiên công nhận vào cuối thập niên 1940. Sau năm 1975, hẻm xưa đã trở thành con lộ nhỏ đề tên là đường Douaumont và được chính quyền đổi tên chính thức thành đường Cô Giang vào năm 1955, thuộc quận Phú Nhuận, tuy vậy, người dân địa phương vẫn quen gọi là hẻm Đội Có. 

Bạc đẻ ra bạc, chẳng mấy chốc mà Đội Có đã trở nên giàu có, nhưng vẫn không dừng lại ở đó. Năm 1945 vì nhận thấy sự khác biệt về thời thế mà Đội Có xin thôi việc về nhà, làm nghề cho vay trả góp, và mua một miếng đất khá rộng mở rạp hát mang tên Cẩm Vân (người dân địa phương lại quen gọi là rạp “Đội Có”). Rạp chuyên cho mướn để làm chỗ hát bội, cải lương và chiếu bóng, tuy nhiên đến năm 1946 thì rạp hát bị thiêu hủy nên sau này ông đã sử dụng khu đất nền của nhà hát để xây cất một dãy phố rồi cho thuê buôn bán. Khu phố ấy ngày nay là Trường Kinh Tế Đối Ngoại, thuộc phường 15, quận Phú Nhuận.

Vị trí cũ của rạp hát Cẩm Vân

Ngoài việc “cất phố cho thuê”, Đội Có còn lần lượt kinh doanh thêm nhiều việc khác: Ông mua hẳn mấy chục chiếc xe đò, mở ra hãng xe Bửu Hiệp, chở khách và chở hàng hóa chạy trên tuyến đường Sài Gòn – Đà Lạt. Trên mảnh đất sương mù ấy, Đội Có còn mua rất nhiều đất, lập vườn trồng hoa để mang hoa tươi về Sài Gòn bán. Còn mua thêm hàng chục căn biệt thự ở Đà Lạt để cho khách du lịch thuê. Ông còn nghĩ cách để mua chó bec-gie tận bên nước Đức, đem về nuôi sinh làm chó giống để bán chó con cho những tay ngoại kiều hoặc nhà giàu nuôi chó canh nhà. Tiếp đó, ông còn tậu thêm một căn biệt thự tọa lạc ở số 86 đường Yên Thế (sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Lý Chính Thắng) để mở gara xe hơi, khách cứ ra vào nườm nượp như được “Thần Tài gõ cửa”. 

Chưa dừng lại tại đó khi ông còn cho người đi khắp xứ Đông Dương, tìm chọn mua những con ngựa giống tốt về nuôi, để đem ra trường đua Phú Thọ mỗi chủ nhật, chuồng nuôi ngựa của Đội Có lúc nào cũng có trên 10 con to khỏe. Công việc này giúp ông kiếm được bạc triệu vào thời 1940 – 1945. Thấy việc này kiếm lợi nhiều quá nên ông Đội đích thân ra tận Bắc Hà để rước Ba Tuấn – một tay đua nổi danh, trả lương hậu hĩnh và phần tiền thưởng cũng cao ngất. Nhưng ít lâu sau đó vì ham mê tiền tài mà Ba Tuấn “bán độ” khiến cho Đội Có vô cùng tức giận nên quyết định gọi người bán hết chuồng ngựa, quay về kinh doanh rạp hát và cho người mua lại rạp hát ở khu Tân Định. 

Theo như những tài liệu ghi nhận của Phan Thứ Lang – Tác giả của quyển sách “Sài Gòn vang bóng” đã từng viết về ông Đội Có thì: “Giai đoạn này (trước khi Mỹ đến), Đội Có rất sung túc, có xe hơi riêng, có xe ngựa kiếng chở vợ con đi chơi. Đội Có, trông người cũng có mã cao lớn, to béo, để râu quai nón, đội mũ phớt, tay cầm ba-toong, miệng ngậm ống vố (píp) nom oai vệ lắm. Tuy tuổi lúc đó đã tứ tuần, nhưng được nhiều đào hát ngấp nghé vì ông có tướng tốt lại lắm bạc. Nghe nói, sau đó Đội Có cưới một cô đào hát khá nổi danh của đất Sài Gòn.”

Sang đến thời “Tây đi, Mỹ đến”, ông Đội Có còn mua thêm đất để cho xây dựng những chung cư dành cho ngoại kiều thuê, hùn vốn với Nguyễn Tấn Đời để mở “Tín Nghĩa Ngân hàng” – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970 và được cử làm Phó giám đốc. Năm 1967, ngân hàng này tuy chỉ có 2 văn phòng ở Sài Gòn với gần 100 nhân viên nhưng sau đến năm 1972 thì đã có gần 32 chi nhánh với hơn 1.000 nhân viên. Và số tiền gửi có thể lên đến 2 tỷ bạc (một số khổng lồ thời đó), đưa ngân hàng Tín Nghĩa trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất miền Nam. 

Ông Thần Tài cầm xâu tiền là Logo Tín Nghĩa ngân hàng trước 1975

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thầy Đội xin xuất cảnh sang Pháp vào năm 1978 để sinh sống cùng người con trai. Ít lâu sau, ông lại sang Mỹ sống với người con gái có chồng Mỹ. Cũng theo Phan Thứ Lang ghi nhận lại thì vì tin tưởng con gái nên ông Nguyễn Văn Có đã ký thác một số tiền to (hàng triệu đô la) cho con đứng tên, và cô này đã dùng tiền mua nhiều ngôi biệt thự tại Mỹ để cho thuê. Để rồi con gái ông lại tin cậy giao mọi việc trong ngoài cho người hầu gái gốc Mỹ da đen, ngay cả căn biệt thự mà ông ở, cũng nhờ cô ta đứng tên hộ, thậm chí là trao tay hòm chìa khóa két sắt. 

Nhưng bất ngờ, con gái của Đội Có chết bất đắc kỳ tử không kịp trăn trối gì, nên chỉ ít lâu sau đó ông Đội Có đã bị cô người hầu gái kia đuổi ra khỏi nhà. Buồn vì cái chết đột ngột của con gái, xót thương có khối tài sản đồ sộ tích góp cả đời bị người chiếm đoạt nên chỉ trong thời gian sau thì ông Đội Có đột ngột chết ở Mỹ vì đứt mạch máu.

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Cuộc đời và ‘chân dung những cuộc tình’ của ‘ ông vua Tango’ Hoàng Trọng

Cuộc đời và ‘chân dung những cuộc tình’ của ‘ ông vua Tango’ Hoàng Trọng

2 năm ago
Cuộc đời thăng trầm của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và ca khúc “Trăng Tàn Trên Hè Phố”

Cuộc đời thăng trầm của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và ca khúc “Trăng Tàn Trên Hè Phố”

1 năm ago
“Một cõi đi về” – Một phút suy tư, một chút ngẫm nghĩ về đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

“Một cõi đi về” – Một phút suy tư, một chút ngẫm nghĩ về đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

2 năm ago
Bộ sưu tập những bức ảnh quý giá về Đà Lạt (Phần 1) – Giai đoạn 1920-1930

Bộ sưu tập những bức ảnh quý giá về Đà Lạt (Phần 1) – Giai đoạn 1920-1930

9 tháng ago
Loạt ảnh tuyệt đẹp về phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 (Phần 2)

Loạt ảnh tuyệt đẹp về phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 (Phần 2)

1 năm ago
Saigon 1969-1970 - Không ảnh khu vực trung tâm Sài Gòn.

Cảm nhận sự thay đổi NGỠ NGÀNG của Saigon xưa và nay qua bộ sưu tập không ảnh 1955 – nay

3 năm ago
Tìm hiểu về ông vua nhạc trẻ Trường Kỳ và những đóng góp to lớn của ông đối với thị trường âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975

Tìm hiểu về ông vua nhạc trẻ Trường Kỳ và những đóng góp to lớn của ông đối với thị trường âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status