Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Sự khác biệt giữa nhà тнuốc tây, nhà тнuốc gác Sài Gòn xưa cách đây 50-60 năm về trước

by Mẫn Nhi
24/05/2021
in Sài Gòn Xưa
0
Sự khác biệt giữa nhà тнuốc tây, nhà тнuốc gác Sài Gòn xưa cách đây 50-60 năm về trước

Bình thường muốn mua thuốc nhức đầu sổ mũi, ghé bất cứ NHÀ THUỐC TÂY nào mua cũng được. Nhưng! Nếu đêm hôm khuya khoắt, giờ mà mọi nhà đều an giấc, hay trong giờ giới nghiêm, nếu muốn mua một vài viên thuốc giảm sốt cho em bé thì sao? Ồ may quá NHÀ THUỐC GÁC vẫn còn sáng đèn cửa mở rộng sẵn sàng phục vụ…

Saigon ngày xưa là như thế đó, cùng là nơi bán thuốc Tây nhưng có hai loại NHÀ THUỐC TÂY và NHÀ THUỐC GÁC cùng chia nhau về thời gian để phục vụ người dân 24/24 giờ…

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022

Nhà thuốc gác phục vụ khách từ 18g chiều đến 6h00 ngày hôm sau, trong lúc nhà thuốc Tây nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc. Trong khi nhà thuốc Tây thì bán đến khoảng 19-20h thì đóng cửa.Phần lớn nhà thuốc Tây đều do dược sĩ mở cho người trong gia đình bán. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thuê bằng dược sĩ để mở nhà thuốc Tây. Nhưng những người đứng trực tiếp bán thuốc, có thể biết hướng dẫn người mua thuốc, cách sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ ra toa, để hạn chế rủi ro.

Ngày trước bác sĩ mở phòng khám tư là để khám bịnh, và tiêm chích thuốc rồi cho toa, để người bịnh ra nhà thuốc mà mua. Trong khi ngày nay thì bs khám tư, không dám tiêm chích mà lại kiêm luôn bán thuốc để kiếm lợi nhuận nhiều hơn.

Ngày trước các nhà thuốc tây đều sàng sàng ngang nhau, so về bề thề, tính chất qui mô giữa các nhà thuốc tây không có độ chênh lệch nhau nhiều như bây giờ. Giờ nhà thuốc tây cũng phân ra ít nhất là 3 loại. Tính theo đẳng cấp.

Loại thấp là bán theo chợ, khu phố hay nơi có khu dân cư đông đúc bán các loại phổ biến thông dụng như ho, nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm.

Loại nhà thuốc trung bình thì khá hơn do tư nhân có vốn mạnh ra cùng lúc vài ba nhà thuốc tây đu theo các bịnh viện, nhiều nhất là bịnh viện công, ở các nhà thuốc tây này có bán các chủng loại thuốc đặc trị, dành để trị bị bịnh sau phẫu thuật, sau khi xuất viện, hoặc các loại thuốc theo toa chỉ định của các bác sĩ điều trị.

Loại thứ ba là các nhà thuốc của tập đoàn, của công ty dược hay của các hệ thống kinh doanh dược phẩm nổi tiếng như Bayer hay Pharma.

Các hệ thống như thế này kinh doanh thuê mặt bằng khá to lớn, rộng rãi, kinh doanh đầy đủ cả các loại thuốc từ sản xuất trong nước đến thuốc đặc trị ngoại nhập mắc tiền. Đây cũng là một ngành nghề kinh doanh lợi nhuận khủng. Kinh doanh mặt hàng mà người mua không có quyền trả giá, chỉ có hai chọn lựa mua hoặc không mua. Một hộp thuốc có giá trên dưới 100 ngàn, nhưng có thể chênh lệch nhau đến trên dưới 10 ngàn cho một hộp thuốc nội. Còn nếu thuốc ngoại thì cao hơn. Chưa kể đến việc kinh doanh mua bán thuốc giả, thuốc dỏm, thuốc kém chất lượng, thuốc hết date mà toà án đang xử trong thời gian vừa qua. Ông bà thường nói: Phước chủ, may thầy. Đó là hồi xưa. Còn bây giờ thì nhớ: hên thiệt! Xui gặp đồ dỏm, giả, dù mình đã bỏ tiền mua món đồ là thuốc men để trị bịnh của người thân bằng giá trị thật. Trên lương tâm và đạo đức của mỗi con người…

Việc dùng thuốc tây ngày trước

Đứng bán và tư vấn cho người dùng thuốc, người dược sĩ vận dụng kiến thức chuyên môn đã học và tích lũy được từ 5 năm học tại trường dược. Thời đó không có điều kiện như hiện nay (làm gì có mạng Internet để tìm kiếm thông tin y dược “thông qua” ông bác sĩ kiêm dược sĩ Google) để được đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức, người dược sĩ thường chỉ dựa vào vào cuốn “Cẩm nang của người dược sĩ dược phòng” do Dược sĩ đoàn Quốc gia Việt Nam ấn hành để tham khảo khi cần kiến thức nào đó về thuốc. Sách in với nội dung tương đối đầy đủ về cách sử dụng các nhóm thuốc và nhất là có tên tất cả các loại thuốc đang lưu hành ở miền nam lúc đó.

Ngoài bán các thuốc được bào chế sẵn được nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất từ các viện bào chế dược phẩm trong nước, có nhiều nhà thuốc tây đảm nhận việc phân phối thuốc gọi là “bào chế theo toa”. Tức là, có nhiều bác sĩ không kê toa thuốc các loại thuốc bào chế sẵn (thường gọi là dược phẩm đặc chế) mà ghi trên toa công thức gồm nhiều thứ thuốc là nguyên liệu (gọi là đơn thuốc pha chế) và yêu cầu dược sĩ pha chế tại dược phòng thành thuốc thành phẩm để cung cấp cho người bệnh. Vì vậy, những dược phòng có bào chế thuốc theo toa phải trữ sẵn các nguyên liệu bào chế thuốc, như phải có sirop de framboise (si rô phúc bồn tử) dùng làm tá dược để bào chế thuốc dạng si rô cho trẻ con…

Thuốc bào chế theo toa có ưu điểm là bác sĩ có thể thêm bớt thành phần của thuốc, gia giảm liều lượng của thuốc để phù hợp với bệnh nhân. Chuyên khoa thường dùng thuốc bào chế theo toa là da liễu và vị bác sĩ rất nổi tiếng thời đó là GS. Thạc sĩ Nguyễn văn Út, ông không chỉ nổi tiếng vì chữa bệnh mát tay mà còn được biết đến vì có những bài thuốc bào chế theo toa trị bệnh da liễu rất độc đáo. Còn nhớ một số đơn thuốc pha chế như thuốc bột trị đau dạ dày (gồm Magnesium oxyd, Natri hydrocarbonat, Bismuth nitrat, Than thảo mộc, Cao belladone), thuốc rượu bổ Quinquina (Cồn quế, Cao canh-ki-na, Si rô vỏ cam, Cồn 900, Nước cất)…

Một số nhà thuốc tây không chỉ bào chế thuốc theo toa bác sĩ mà còn bào chế một vài đơn thuốc pha chế nào đó thuộc loại thông dụng như thuốc trị khó tiêu, dư acid dạ dày chẳng hạn, lấy tên nhà dược phòng đặt tên cho các thuốc đó và giới thiệu các thuốc ấy cho người dùng. Nhờ tiếp thị tốt, thế là nhiều người biết đến dược phòng thông qua dùng các thứ thuốc đó và nhớ mãi để mua khi cần dùng. Thậm chí có viện bào chế trong nước nhờ sản suất thuốc theo đơn thuốc pha chế là Rượu bổ Quinquina mà nổi tiếng.

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Những gia tộc cải lương lừng danh: Những cô đào nổi tiếng của dòng họ Tư Hélene

Những gia tộc cải lương lừng danh: Những cô đào nổi tiếng của dòng họ Tư Hélene

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Nỗi đau khi chia xa hoà quyện cũng nỗi buồn của người từng trải trút lên phím đàn qua nhạc khúc “Hai Lối Mộng” (Trúc Phương)

Nỗi đau khi chia xa hoà quyện cũng nỗi buồn của người từng trải trút lên phím đàn qua nhạc khúc “Hai Lối Mộng” (Trúc Phương)

1 năm ago
“Một cõi đi về” – Một phút suy tư, một chút ngẫm nghĩ về đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

“Một cõi đi về” – Một phút suy tư, một chút ngẫm nghĩ về đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

2 năm ago
Những dòng kỷ niệm khó quên trên mảnh đất Sài Gòn- Phần đầu

Những dòng kỷ niệm khó quên trên mảnh đất Sài Gòn- Phần đầu

1 năm ago
Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương – Nhạc sĩ phổ thơ thiên tài bậc nhất những năm 50 – 60

Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương – Nhạc sĩ phổ thơ thiên tài bậc nhất những năm 50 – 60

3 năm ago
Ký ức Sài Gòn xưa – “Cái tên dù lạ con đường vẫn quen…”

Ký ức Sài Gòn xưa – “Cái tên dù lạ con đường vẫn quen…”

3 năm ago
Ngắm nhìn lại kiến trúc hơn 80 năm của Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman giữa lòng Sài Gòn

Ngắm nhìn lại kiến trúc hơn 80 năm của Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman giữa lòng Sài Gòn

2 năm ago
Những tấm ảnh độc đáo về khu Mả Lạng – Khu người nghèo ở Saigon vào những năm trước thập niên 70

Những tấm ảnh độc đáo về khu Mả Lạng – Khu người nghèo ở Saigon vào những năm trước thập niên 70

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status