Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Bộ ảnh về công trường Mê Linh, từ khu đất trống khi xưa nay là vòng xoay nơi trung tâm Thành phố

by thivang1811
14/01/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Bộ ảnh về công trường Mê Linh, từ khu đất trống khi xưa nay là vòng xoay nơi trung tâm Thành phố

Công trường Mê Linh nằm tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, kế cận sông Sài Gòn. Là vòng xoay của sáu con đường gồm Tôn Đức Thắng, Thi Sách, Hai Bà Trưng, Phan Văn Đạt, Hồ Huấn Nghiệp và Ngô Đức Kế. Công trường được thiết kế hình bán nguyệt, nhiều cây xanh và hoa cỏ, ở giữa có một hồ nước nhân tạo từ đầu thập niên 1960. Trong hồ có một tháp cao đặt tượng Trần Hưng Đạo từ năm 1967 đến nay. Thời điểm năm 1967, Hải quân Việt Nam Cộng hòa kết hợp với Hội Đức Thánh Trần tổ chức thi tạc tượng Trần Hưng Đạo để đặt tại công trường.

Tượng Trần Hưng Đạo để đặt tại công trường Mê Linh cho đến ngày nay

Ngược về lịch sử, công trường là nơi tàu chiến Pháp thả neo khi đổ bộ chiếm thành. Năm 1863, đây chỉ là một khu đất trống giao giữa ba con đường, sau là sáu con đường. Năm 1875, nhà cầm quyền thuộc địa dựng một tháp nhọn dạng hình chóp để vinh danh một công dân Pháp có nhiều đóng góp thương mại là ông Navaillé, đến năm 1878 đặt thêm bức tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly nên công trường có tên là Place Rigault de Genouilly.

Bài viết hay

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Bức tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly
Tượng đô đốc Rigault de Genouilly nơi Công trường Mê Linh ngày nay

Đầu thập niên 1890, tháp vinh danh Navaillé được thay bằng tháp vinh danh Ernest Doudart de Lagrée – người lãnh đạo đoàn thám hiểm Mê Kông giai đoạn 1866-1868.

Đài kỷ niệm Doudart de Lagrée tại vị trí ban đầu trên đường Charner, trước khi dời về Quảng trường Rigault de Genouilly.
Đài kỷ niệm Doudart de Lagrée tại vị trí ban đầu trên đường Charner, trước khi dời về Quảng trường Rigault de Genouilly.
Quảng trường Rigault de Genouilly xưa nay là Công trường Mê Linh
Quảng trường Rigault de Genouilly (nay là Công trường Mê Linh)
Phòng Thương Mại tại Quảng trường Rigault de Genouilly (sau này là Công trường Mê Linh, nằm ở khoảng giữa hai con đường Hồ Huấn Nghiệp và Phan Văn Đạt). Cột đèn đường vẫn còn là đèn dầu hỏa.
Công trường Mê Linh năm 1929
Hình chụp năm 1906 từ phía đường Vannier hướng về quảng trường Rigault de Genouilly (quảng trường Mê Linh ngày nay)

Nằm tại góc Hồ Huấn Nghiệp-Ngô Đức Kế (Rue Turc & Rue Vannier), cạnh công trường Mê Linh. Hai hình trên chụp phía đường Ngô Đức Kế, nhìn về phía công trường Mê Linh. Đã bị phá bỏ năm 1921.

Giai đoạn 1891-1923, công trường là trạm đường sắt đô thị chạy hơi nước, sau đó ngừng hoạt động và rồi trở thành trạm xe điện trong giai đoạn 1948-1954.

Công trường là trạm đường sắt đô thị chạy hơi nước
Toàn cảnh công trường Mê linh ở thập niên 1950
Không ảnh khu vực Công trường MÊ LINH năm 1950

Năm 1955, vào buổi ban đầu của nền cộng hòa tại miền Nam Việt Nam, chính quyền dỡ bỏ tượng Genouilly và đổi tên nơi này thành Công trường Mê Linh, tương xứng với con đường bên cạnh vừa được đổi tên thành Hai Bà Trưng, gợi nhớ nơi hai vị nữ tướng phất cờ khởi nghĩa hồi thế kỷ 1.

Tượng Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh khi xưa
TƯỢNG ĐÀI HAI BÀ TRƯNG – Công trường Mê Linh
Tượng đài Hai Bà Trưng, Công trường Mê Linh
Tượng đài Hai Bà Trưng, Công trường Mê Linh năm 1963 khi về đêm
Công Trường Mê Linh

Tượng đài Hai Bà Trưng trên Công trường Mê Linh do Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam xây tặng Thủ đô Saigon được khánh thành đúng vào ngày Phụ Nữ Việt Nam năm 1962 (ngày 11-3-1962, tức mùng 6 Tháng hai Âm lịch, năm Nhâm Dần).

Ngày 6 Tháng 2 Âm lịch là ngày giỗ Hai Bà Trưng hàng năm. Trước 1975 tại Nam VN, ngày này được chọn làm Ngày Phụ Nữ Việt Nam.

Bà Ngô Đình Nhu đọc diễn văn tại Tượng đài Hai Bà Trưng trong ngày Phụ Nữ Việt Nam (ngày 1-3-1963, tức Mùng 6 Tháng 2 Âm lịch năm Quý Mão, ngày giỗ Hai Bà Trưng) – một năm sau ngày khánh thành tượng đài này.
Công trường Mê Linh 1963
Công trường Mê Linh năm 1965
Công trường Mê Linh 1965-1966
Công trường Mê Linh

Năm 1962, người ta xây một hồ nước và dựng trên đó tượng Hai Bà Trưng của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế. Dân gian cho rằng tượng được lấy nguyên mẫu là bà Trần Lệ Xuân (bà Nhu) nên khi xảy ra cuộc đảo chính năm 1963, đám đông đã giật đổ tượng này, mang đầu tượng diễu khắp phố phường.

Đám đông đã giật đổ tượng này, mang đầu tượng diễu khắp phố phường.
Đám đông đã giật đổ tượng Hai Bà Trưng năm 1963
Công trường Mê Linh năm 1963
Công trường Mê Linh năm 1963
SAIGON 1963 – Công trường Mê Linh
SAIGON 1965 – Bến Bạch Đằng, Công trường Mê Linh.
SAIGON 1965 – Những đứa trẻ đánh giày trên Công trường Mê Linh
SAIGON 1965 – Công trường Mê Linh
SAIGON 1965 – Công trường Mê Linh
SAIGON 1965 – Công trường Mê Linh
Saigon 1966 – Vòng xoay Công trường trường Mê Linh
Tòa nhà bên phải là Phòng Thương mại thời Pháp thuộc.
Saigon 1966 – Công trường Mê Linh

Đến năm 1967 dưới thời Đệ nhị Cộng hòa thì khánh thành tượng Trần Hưng Đạo. Có một thời gian khu vực này do hải quân quản lý nên còn được gọi là Công trường Bạch Đằng.

Công trường Mê Linh 1968- Lính thủy VNCH – Vũ trường Mỹ Phụng

Nhà cao tầng giữa ảnh là trên đường Phan Văn Đạt. Nhà thấp màu vàng cạnh bên trái nhà cao tầng là trạm biến thế của CTy Điện lực CEE, nằm ngay đầu đường Phan Văn Đạt. Nhà hai tầng màu vàng ở bìa trái ảnh là tòa nhà Phòng Thương Mại thời Pháp thuộc.. Bên phải hình là Vũ trường Mỹ Phụng, vài năm sau bức hình này đã bị  đánh bom đổ sập.

Đường Phan Văn Đạt năm 1965-1966
Phía xa là Công trường Mê Linh với bệ tượng đài Hai Bà Trưng
SAIGON 1967 – Công trường Mê Linh
Công trường Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo năm 1968
Bến Bạch Đằng – Tượng đài Trần Hưng Đạo, Thánh tổ Binh chủng Hải Quân
Công trường Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo năm 1968
Công trường Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo năm 1968
Saigon 1969 – Me Linh Square – Vũ Trường Mỹ Phụng
Vòng xoay Công trường Mê Linh, đầu đường Hai Bà Trưng. Nhà cao tầng bên trái là trên đường Phan Văn Đạt.
Saigon 1972 – Công trường Mê Linh

Sáu con đường quy tụ về tâm vòng xoay Công trường Mê Linh, kể từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ, bao gồm: Ngô Đức Kế, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Đạt, Hai Bà Trưng và Thi Sách. Đường dọc bờ sông là Bến Bạch Đằng.

Nằm tại trung tâm thành phố, Công trường Mê Linh hiện được bao quanh bởi nhiều cao ốc, gồm Vietcombank Tower, Hilton Hotel Saigon, Mê Linh Point Tower và Renaissance Riverside Hotel Saigon.

Công trường Mê Linh năm 2002
Công trường Mê Linh năm 2016

Related Posts

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Sài Gòn Xưa

Những tấm ảnh để đời của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

23/02/2023
Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước
Sài Gòn Xưa

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac 150 năm trước

23/02/2023
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 3): Sự “sụp đổ” bên bờ “ảo vọng”

08/12/2022
Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”
Sài Gòn Xưa

Chuyện về vụ án “Minh Phụng – Epco” (phần 2): Cú “ngã ngựa” nơi “đất dữ”

08/12/2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của những nhạc phẩm giá trị “Hoài Cảm”, “Hương xưa”,…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của những nhạc phẩm giá trị “Hoài Cảm”, “Hương xưa”,…

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Nhớ về hương νị đó chỉ có ở một thời tᴜổi thơ ngắn ngủi qua bộ ảnh về xe giải khát ở Sài Gòn những năm trước 1975

Nhớ về hương νị đó chỉ có ở một thời tᴜổi thơ ngắn ngủi qua bộ ảnh về xe giải khát ở Sài Gòn những năm trước 1975

2 năm ago
Hồi ức về một Sài Gòn trong những đêm mưa với hình ảnh chiếc xe hủ tiếu gõ

Hãng tàu biển Messageries maritimes – Một thời là bá chủ ngành vận chuyển hàng hải vận tải

1 năm ago
“Xuân Tha Hương” – Một chút ngầm ngùi mỗi khi xuân về của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

“Xuân Tha Hương” – Một chút ngầm ngùi mỗi khi xuân về của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

2 năm ago
Tình ca “Tuyệt Tình” của Đỗ Lễ – Dứt khoát để đau một lần còn hơn mang nhiều cay đắng

Tình ca “Tuyệt Tình” của Đỗ Lễ – Dứt khoát để đau một lần còn hơn mang nhiều cay đắng

1 năm ago
Henry Solomon Wellcome – Người phát hiện ra Đồng mồ mả tại Sài Gòn cách đây hơn 150 năm

Henry Solomon Wellcome – Người phát hiện ra Đồng mồ mả tại Sài Gòn cách đây hơn 150 năm

1 năm ago
Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần đầu)

Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần đầu)

1 năm ago
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đan Thọ – Người viết nên bản nhạc bất hũ “Chiều Tím”

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đan Thọ – Người viết nên bản nhạc bất hũ “Chiều Tím”

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status