Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Tản mạn Trịnh Công Sơn – Thanh Thúy: từ ‘Ướt mi’ đến ‘Thương một người’ của tiến sĩ Nguyễn Công Phú

by Mẫn Nhi
19/08/2022
in Nghệ sĩ, Ca sĩ, Nhạc sĩ
0
Tản mạn Trịnh Công Sơn – Thanh Thúy: từ ‘Ướt mi’ đến ‘Thương một người’ của tiến sĩ Nguyễn Công Phú

Một đêm thấy mắt Thanh Thúy ngấn lệ, Trịnh Công Sơn đã thức cả đêm viết “Ướt mi”, rồi từ Huế gửi vào Sài Gòn nhạc phẩm “Thương một người”

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022

Tiến sĩ Nguyễn Công Phú đến thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào tháng 3/2001, chỉ ít ngày trước khi ông từ giã cõi trần. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

26 năm nay, tôi thích viết tản mạn – lúc sáng sớm, khi đêm chưa đi, ngày chưa đến. Một chiều xuống, hoàng hôn phủ dòng sông thân thương. Một sáng sớm đốt điếu thuốc cùng ly cà phê nóng. Trên máy bay liên châu lục, xe xuyên Bắc Nam…

Tôi đã viết như thế. Thường là một mình, dù nơi đông người, như đang tâm tình với chính mình. Rồi tôi gửi cho gió bay, đến ai đó mà tôi thấy có duyên. Lẩn thẩn nhẩm tính, tôi đã viết tận 10.000 trang. Bình quân 26 năm qua, mỗi ngày là một đoản khúc, tản mạn một trang.

10.000 trang ấy có chút lộn xộn, lan man, như vài câu thơ haiku vô tình tìm thấy, bài ngắn hai trang về quản trị để đăng báo, ý tưởng chuyển đến nhân viên vượt khó. 10 năm qua, khi trầm ngâm nghe nhạc hay thoáng bất ngờ bắt lấy giai điệu, tôi sẽ đưa lên forum quen thuộc với khúc “tâm tình sự”, theo lối “NCP DJ nhạc mình thích” (tiêu đề trên forum nội bộ của công ty).

Thanh Thúy, theo tôi tính nhẩm, hiện đã 80 – bằng tuổi Trịnh Công Sơn, hơn lứa sinh đầu thập niên 1950 như tôi đến 10 tuổi. Có lẽ vậy thời mới lớn, tôi chưa biết “mê” Thanh Thúy như Trịnh tuổi 17.

Thanh Thúy trên poster ca nhạc những năm cuối thập niên 1950 khi mới vào nghề. Thuở đôi mươi, danh ca được chú ý với nét đẹp kiều diễm cùng giọng hát liêu trai, âm sắc khàn ấm. Tấm hình Thanh Thúy choàng khăn, đôi mắt nhiều u hoài trở thành một trong những khoảnh khắc tiêu biểu suốt sự nghiệp của danh ca.

Trịnh Công Sơn thuở 17 có lẽ chỉ đủ tiền gọi ly chanh đá rẻ nhất, có thể chút rượu rhum tại quán bar để nghe Thanh Thúy hát mỗi đêm. Chắc chắn ông không có bộ vía veston, cà vạt như công tử sành điệu. Lúc ấy, Trịnh học năm cuối THPT ở trường Tây. Mẹ (mạ) của Trịnh chỉ có thể lo học phí, vì vậy ông sống bình thường, chứ không thể xài sang như con nhà giàu.

Ảnh Trịnh Công Sơn lúc học Trường Sư phạm Quy Nhơn

Tôi nghe kể một đêm nọ, Trịnh rụt rè đề nghị bài Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong sáng tác), Thanh Thúy đồng ý hát. Nhưng đến câu “khóe mắt”, nữ ca sĩ 17 tuổi ngấn lệ. Hôm ấy, Trịnh thức cả đêm viết “Ướt mi” tặng cô. Đêm khác hát xong, Thanh Thúy đã mời Trịnh lên sân khấu tỏ lời cám ơn. Câu chuyện nhẹ nhàng, mông lung, kín đáo mang tên Thanh Thúy – Trịnh Công Sơn bắt đầu từ ấy.

Nghe đâu “một đêm Thanh Thúy đưa Trịnh Công Sơn về nhà trọ của cô và lo cơm nước cho Trịnh mỗi ngày”. Từ “nghe đâu” ấy rất mông lung – từ lời tự sự của đồng môn Trịnh, học cùng ông ở Sư phạm Quy Nhơn và lên Bảo Lộc “gõ đầu trẻ”. Sự “nghe đâu” ấy được đưa lên mạng năm 2004 thì phải, với tiêu đề rất hay – “Từ Ướt mi đến Thương một người”.

Năm 2004, khi Trịnh đi xa, Thanh Thúy vẫn như xưa, không đính chính gì. Thái độ đó thể hiện xuyên suốt: họ chưa bao giờ nói yêu hay cảm thương. Trước các tin đồn (ít nhiều) hay tình đơn phương, chỉ là sự im lặng gần như tuyệt đối. Hay câu trả lời vu vơ như: “Thời đó, mình là nhạc sĩ nghèo..”.

Ca khúc Ướt Mi qua giọng hát của ca sĩ Thanh Thuý

Với giọng điệu chắc chắn, Trịnh qua lời kể của Văn Cao là “nhạc sĩ nghèo trẻ, đã yêu và được yêu một mỹ nhân đài các”. Dù chuyện tình không dài lâu, nhưng nỗi niềm ấy, Văn Cao từng gói gọn trong ca khúc bất hủ thời đó.

Nếu sự “nghe đâu” là thật (mà tôi tin là thật đến 98,99%, sẽ lý giải ở phần sau) thì sau thời gian ngắn quyến luyến Thanh Thúy, Trịnh bỏ về Huế. Rồi từ xứ mộng mơ, ông gửi vào Sài Gòn ca khúc Thương một người. Cho ai, tôi không cần viết rõ.

Phải chăng tuổi 17 yêu 17, bên nữ là “Người em sầu mộng” của bao công tử Sài Gòn và bên nam, vô danh lại nghèo, nên khó có thể bên nhau lâu dài, dù họ yêu thắm thiết mức nào? Như Mai Thảo – công tử Hà Thành chính hiệu, ngay sau 1954, vào Sài Gòn tiếp tục làm nhà văn, “yêu” Thanh Thúy dù đã “cảm nặng” Thái Thanh. Như Nguyên Sa, Hoàng Hải Thúy… đã đưa lên văn đàng bao mỹ từ về Thanh Thúy tuổi 18, đôi mươi.

Thuở 1960, tôi tưởng tượng rất nhiều trai trẻ lẫn trung niên mê say Thanh Thúy. Sáng nay tôi nghe lại Thanh Thúy – người đầu tiên hát nhạc Trịnh – qua Ướt mi, rồi Thương một người. Ít ra cô ấy là ca sĩ nổi tiếng giới cầm ca thời đó, ngẫm lại bây giờ, lắm ca sĩ quá dễ dàng được tôn là diva.

Con gái Huế cũng như kiều nữ Hà Nội dè dặt, kín đáo nhưng có lúc cũng dám bùng nổ vướng tơ trời. Tuy vậy, đến lúc phải chọn lựa cuộc sống trăm năm, lại thương rất thực tế. Phải chăng Trịnh Công Sơn “cảm” được điều này nên đã bỏ về Huế.

Tự nhiên tôi muốn viết về Thanh Thúy như lời xin lỗi muộn màng, gần 60 năm, về giọng ca thật liêu trai, sầu mộng.

Ướt mi, Thương một người – hai nhạc phẩm này nói lên một tâm thế, tâm tình, tâm trạng: thương và yêu mất rồi. Mà “thương” là động từ người Huế thường sử dụng thay cho yêu.

Ca khúc Thương Một Người qua giọng ca Thanh Thuý

Qua hai sáng tác ấy, có lẽ Trịnh Công Sơn đã thương lắm rồi. Còn Thanh Thúy? Có thể là thương, ít ra bâng khuâng. Nhưng có vô vàn lý do để chuyện tình mới chớm phôi pha nhanh, như chưa từng có.

Giữa Thanh Thúy và Trịnh Công Sơn còn lại với tháng năm chắc hẳn là cái chưa từng có đó.

Tôi “trở về” với Thanh Thúy cũng nhờ Hoài Nam – người thực chương trình 70 năm tình ca… và Thanh Thúy thời 16 tuổi bắt đầu nghề cầm ca nuôi gia đình, nhất là chăm mẹ ung thư, biết chọn ca khúc của dàn nhạc sĩ đầu tiên của tình ca tân nhạc Việt thì có gu thật. Không như lối đi, viết hiện giờ.

Trịnh Công Sơn của Thanh Thúy thời ấy, đã đi vào âm nhạc, hàng trăm năm sau vẫn còn được nhớ, yêu và thương. Dù “tình và yêu” chưa hẳn là tình yêu.

Tiến sĩ Nguyễn Công Phú – Tổng giám đốc Apave Asia Pacific

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Cách ứng xử của vua quan Đại Việt trước thiên tai – Tự xem xét bản thân có làm điều gì sai trái, từ đó mà sửa mình.

Cách ứng xử của vua quan Đại Việt trước thiên tai - Tự xem xét bản thân có làm điều gì sai trái, từ đó mà sửa mình.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Ba Tháng Tạ Từ” – Nhạc khúc đánh thức những kỷ niệm học trò tưởng như đã quên

“Ba Tháng Tạ Từ” – Nhạc khúc đánh thức những kỷ niệm học trò tưởng như đã quên

2 năm ago
Những gia tộc cải lương lừng danh: Gia tộc Thanh Minh – Thanh Nga sinh ra ‘nữ hoàng sân khấu’

Những gia tộc cải lương lừng danh: Gia tộc Thanh Minh – Thanh Nga sinh ra ‘nữ hoàng sân khấu’

2 năm ago
Bao dung hơn để nhẹ lòng hơn nhưu nhạc phẩm “Xin Còn Gọi Tên Nhau” – Trường Sa

Bao dung hơn để nhẹ lòng hơn nhưu nhạc phẩm “Xin Còn Gọi Tên Nhau” – Trường Sa

2 năm ago
Nghệ sĩ Hề râu Thanh Việt – Thần tượng của các danh hài

Nghệ sĩ Hề râu Thanh Việt – Thần tượng của các danh hài

1 năm ago
Cuộc đời cụ Phan Thanh Giản – nỗi oan khuất mang tên “bán nước” kéo dài hơn 150 năm

Cuộc đời cụ Phan Thanh Giản – nỗi oan khuất mang tên “bán nước” kéo dài hơn 150 năm

2 năm ago
Nguồn gốc tên gọi xe Đạp và Ai là người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp?

Nguồn gốc tên gọi xe Đạp và Ai là người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp?

2 năm ago
Ly kỳ tên gọi Ngã Tư Hàng Xanh (Sài Gòn) và những hình ảnh đẹp của Ngã Tư trước 1975

Ly kỳ tên gọi Ngã Tư Hàng Xanh (Sài Gòn) và những hình ảnh đẹp của Ngã Tư trước 1975

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status