Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Những gia tộc cải lương lừng danh: Tìm lại hào quang tuồng cổ Minh Tơ

by Mẫn Nhi
24/05/2021
in Nghệ sĩ
0
Những gia tộc cải lương lừng danh: Tìm lại hào quang tuồng cổ Minh Tơ

Song song với chi tộc của ông Minh Tơ, chi tộc của nghệ sĩ Huỳnh Mai cũng rất hùng hậu. Và sau thế hệ này là thế hệ thứ năm lại sinh ra một loạt nghệ sĩ trẻ tên tuổi.

Nghệ sĩ Bạch Lê vai Thượng Dương hoàng hậu, NSƯT Thành Lộc vai Lý Đạo Thành trong vở ‘Câu thơ yên ngựa’

Chi tộc Huỳnh Mai

Bà Huỳnh Mai là em ruột của ông Minh Tơ. Bà kết duyên với NSND Thành Tôn, một nghệ sĩ hát bội nức tiếng lúc bấy giờ. Nếu tính dòng dõi của Thành Tôn thì đã truyền nghề hát đến 5 đời.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022

Đời thứ nhất, ông cố Nguyễn Văn Sĩ rành hát bội nên bỏ triều đình về nhà lập nhóm hát cho đình chùa và đào tạo con cháu lẫn người trong làng. Đời thứ hai là ông nội Nguyễn Văn Luông, bà nội Trần Thị Mười, hai nghệ sĩ lừng danh thành lập đoàn Phước Long Ban (đầu thập niên 1920). Đời thứ ba là ông Nguyễn Văn Nở cũng đứng trên sân khấu. Đời thứ tư là NSND Thành Tôn, vừa đi hát, vừa giảng dạy, viết kịch bản, dàn dựng, nghiên cứu. Ông còn học ca cải lương rất giỏi, sử dụng được cả đàn kìm, đàn cò, đàn sến, rất tài hoa. Đời thứ năm là anh chị em của NSƯT Thành Lộc, đều rạng danh dòng họ.

Như vậy, nếu tính bên phía cha thì Thành Lộc thuộc thế hệ thứ năm, còn tính bên phía mẹ thì Thành Lộc thuộc thế hệ thứ tư. Nhà anh có 6 người đều theo sân khấu: Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc. Anh rể là Thanh Bạch (chồng của Bạch Lê) cũng là một kép nổi tiếng. Ấn tượng về Bạch Lê không phai trong lòng khán giả, với gương mặt tròn sáng đẹp, đôi mắt to, giọng ngọt ngào, từng thành công với rất nhiều vai như Ỷ Lan, Thần nữ, Phan Kim Liên… Bạch Lựu thì đa năng, vừa biết diễn lại vừa giỏi tổ chức, nghiên cứu. Khi sang Úc định cư, bà giữ chương trình văn hóa nghệ thuật tiếng Việt của một đài phát thanh, chuyên về cải lương suốt mấy chục năm. Bạch Lý là một tay trống cừ khôi. Còn Bạch Long giỏi cải lương lẫn kịch, và công lao lớn nhất của ông là thành lập đoàn Đồng Ấu Bạch Long đào tạo nhiều diễn viên nhí, sau này đều nổi tiếng như Tú Sương, Quế Trân, Trinh Trinh, Vũ Luân, Bình Tinh, Thanh Thảo, Thy Trang, Chấn Cường…

Chỉ riêng NSƯT Thành Lộc rẽ sang kịch nói. Anh được mệnh danh là “phù thủy sân khấu” với tài biến hóa tuyệt vời đủ các loại vai, từ mùi, thương, lẳng, độc, hài, đến trẻ, già, con nít, kịch xã hội, kịch lịch sử, kịch thiếu nhi… Anh còn đạo diễn những vở nổi tiếng như Bí mật vườn Lệ Chi, Tiên Nga… Anh có quá nhiều vai ấn tượng, chỉ đơn cử các vở Vua thánh triều Lê, Tiếng chim vườn ngọc lan, Dạ cổ hoài lang, Tía ơi! Má dìa… Chưa kể, anh còn tham gia vài chục bộ phim nhựa lẫn phim truyền hình và tỏa sáng.

Thế hệ thứ năm với quyết tâm phục hồi bảng hiệu

Chi tộc Minh Tơ sinh ra nhiều diễn viên trẻ thuộc thế hệ thứ năm. NSƯT Quế Trân (con của NSND Thanh Tòng), NSƯT Tú Sương, Ngọc Nga, Thanh Thảo (con của nghệ sĩ Thanh Loan và nghệ sĩ Trường Sơn), Trinh Trinh (con của Xuân Yến) tất cả đều nổi danh từ rất sớm. Chưa kể những người con rể cũng là kép cải lương nổi tiếng, như NSƯT Kim Tử Long (chồng Trinh Trinh), kép Điền Trung (chồng Thanh Thảo).

NSƯT Quế Trân hiện nay là cô đào đẹp đắt khách, không chỉ hát cải lương mà còn làm MC rất duyên dáng. Quế Trân gây ấn tượng trong các vở Chuyện tình Khâu Vai, Thầy Ba Đợi, Khúc ly hương, Trắng hoa mai, Trời Nam… Cốt cách sang trọng, thần sắc dịu dàng mà nghiêm túc, Quế Trân thường vào vai những bậc quyền quý, nhân nghĩa, thủy chung. Quế Trân gần như nghiêng hẳn về cải lương truyền thống, ít tham gia tuồng cổ như gia tộc của mình.

Trong khi đó, NSƯT Tú Sương lại là một ngôi sao của tuồng cổ, giữ vững vị trí của gia tộc. Gương mặt sáng sân khấu, giọng ca khỏe khoắn, vũ đạo rất đẹp, Tú Sương đang là nghệ sĩ tuồng cổ “có giá” nhất của thế hệ cô.

Tú Sương có hai cô con gái Hồng Quyên, Tú Quyên đang hứa hẹn một thế hệ thứ sáu đầy triển vọng. Hồng Quyên dù còn đang đi học nhưng ngay từ nhỏ đã lên sân khấu diễn nhiều vai đào thương khiến mọi người xuýt xoa. Ngoại hình xinh xắn, giọng ca ngọt ngào, nét diễn có phần sâu sắc, nổi bật tố chất đào thương. Và thế hệ thứ sáu này phải kể đến bé Kim Thư (con của Ngọc Nga) làm khán giả “choáng váng”. Mới 3 tuổi Kim Thư đã bước lên sàn diễn, và mọi người dõi theo cô bé từng năm với những vai diễn mới, từ cải lương tới kịch nói, truyền hình, gameshow, điện ảnh… Dấu ấn của Kim Thư trong phim Nắng đã khiến cô bé được đặc biệt yêu mến.

Đoàn Minh Tơ từ 1990 đã ngưng hoạt động vì không ai quản lý, thành viên trong gia tộc tứ tán sân khấu khác. Nhưng mới đây nghệ sĩ Công Minh đã quyết tâm phục hồi, ông họp con cháu, và tái dựng vở Lưu Bị cầu hôn Giang Tả tại Sân khấu Sen Việt vào đầu tháng 5.2021, như cách ra mắt đoàn Minh Tơ trở lại. Vé bán đầy kín, khán giả mua luôn cho suất sau. Tín hiệu ấy khiến gia tộc Minh Tơ vui mừng, và sẽ tiếp tục biểu diễn nhiều vở nữa. Công Minh nói: “Trách nhiệm chúng tôi là phải giữ lấy nghề của cha ông đã gầy dựng 100 năm. Anh Thanh Tòng và cháu Bạch Lựu có rất nhiều kịch bản hay của người lớn lẫn thiếu nhi, giờ chỉ cần mang ra chỉnh lý lại là diễn tốt thôi. Chúng tôi sẽ đoàn kết cùng nhau làm cho cải lương sáng đèn”.

Tags: cải lương

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trịnh – Người nhạc sĩ nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong nền Tân Nhạc Việt Nam

Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trịnh - Người nhạc sĩ nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong nền Tân Nhạc Việt Nam

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Phượng Buồn” (Lê Kim Khánh & Tuấn Hải) – Mang ta trở về với một mùa hè ngọt ngào của tuổi học trò

“Phượng Buồn” (Lê Kim Khánh & Tuấn Hải) – Mang ta trở về với một mùa hè ngọt ngào của tuổi học trò

2 năm ago
Những ý nghĩa thú vị sau của một số địa danh tại Sài Gòn: Gò Vấp, Hàng Xanh, ĐaKao

Những ý nghĩa thú vị sau của một số địa danh tại Sài Gòn: Gò Vấp, Hàng Xanh, ĐaKao

2 năm ago
Tò mò cuộc sống Sài Gòn năm 1972 qua ống kính tả thực của những nhiếp ảnh gia nước ngoài?

Tò mò cuộc sống Sài Gòn năm 1972 qua ống kính tả thực của những nhiếp ảnh gia nước ngoài?

1 năm ago
Truyền kỳ mỹ nhân xứ Huế – Kỳ 2: Vợ vua tái giá

Truyền kỳ mỹ nhân xứ Huế – Kỳ 2: Vợ vua tái giá

2 năm ago
Ngắm nhìn loạt ảnh thể hiện nét đẹp sinh hoạt đời thường của phụ nữ Sài Gòn năm 1973

Ngắm nhìn loạt ảnh thể hiện nét đẹp sinh hoạt đời thường của phụ nữ Sài Gòn năm 1973

1 năm ago
Tiết lộ ‘bóng hồng xứ Huế’ khiến Mặc Thế Nhân viết ca khúc ‘Cho vừa lòng em’

Tiết lộ ‘bóng hồng xứ Huế’ khiến Mặc Thế Nhân viết ca khúc ‘Cho vừa lòng em’

1 năm ago
4 điều kiện khi lấy vua Bảo Đại của Nam Phương Hoàng hậu – Vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam

4 điều kiện khi lấy vua Bảo Đại của Nam Phương Hoàng hậu – Vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status