Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên – Người được coi là người đội vương miện cho nhan sắc Đà Lạt qua những bản nhạc Bolero nhẹ nhàng, êm đềm

by Mẫn Nhi
15/05/2021
in Nhạc sĩ, Nghệ sĩ
0
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên – Người được coi là người đội vương miện cho nhan sắc Đà Lạt qua những bản nhạc Bolero nhẹ nhàng, êm đềm

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên được người yêu nhạc nhớ đến qua nhiều ca khúc nổi tiếng như: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào, Đà Lạt Mưa Bay (đồng sáng Ngô Xuân Hậu), Cho Người Tình Lỡ, Tà Áo Tím, … Ông là một nhạc sĩ tên tuổi giai đoạn trước năm 1975, và được mệnh danh là người “đội vương miện nhan sắc cho Đà Lạt”. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã viết về xứ Đà Lạt mộng mơ bằng những giai điệu Bolero dịu nhẹ, êm đềm, gieo vào lòng người nghe bao lưu luyến, đầy xúc cảm khi nghe qua những ca khúc của ông.

Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc, ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 tại xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Được biết dòng họ Cao Cự ở Diễn Bình là một chi của họ Cao Đại Tôn ở Nho Lâm – Diễn Thọ.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên

Từ nhỏ, Hoàng Nguyên đã đam mê âm nhạc và hội họa. Ông học nhạc trong lớp của thầy Nguyễn Văn Thương (khi thầy từ Huế ra tham gia Toàn Quốc kháng chiến), Hoàng Nguyên còn đem những hiểu biết và kiến thức của mình về nhạc – họa để truyền dạy cho lớp ít tuổi hơn ở làng.

Năm 1948, Hoàng Nguyên nhập ngũ và tham gia vào ban Văn Công quân đội ở khu Bốn. Năm 1950, ông theo cha vào Quảng Trị và làm nhiệm vụ được phân công. Từ Quảng Trị, ông vào theo học Trường Quốc học Huế, nhưng được một thời gian ngắn thì Hoàng Nguyên bỏ học.

Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Hoàng Nguyên lên Đà Lạt và dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang (thuộc chùa Linh Quang, khu số 4) do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm hiệu trưởng. Tại đây, Hoàng Nguyên dạy nhạc và môn Việt Văn lớp đệ lục. Trong lớp ông dạy nhạc có Nguyễn Đình Ánh – người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm lấy nghệ danh là Nguyễn Ánh 9.

Những tháng ngày ở Đà Lạt, với vẻ đẹp mộng mơ đầy lãng mạn vốn có của xứ sở sương mù, Hoàng Nguyên đã dành tình cảm cho nơi này rất nhiều, ông viết nên ca khúc “Ai Lên Xứ Hoa Đào” và “Bài Thơ Hoa Đào” như thể hiện những yêu thương ông dành cho nơi đây. Và ngay lập tức sau khi hai nhạc phẩm này phát hành đã trở thành những ca khúc kinh điển hay nhất về Đà Lạt lúc bấy giờ (trong đó có ca khúc “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương).

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Ai Lên Xứ Hoa Đào do Hoàng Oanh và Trung Chỉnh trình bày.

Trong một đợt truy lùng của chính quyền tại Đà Lạt, Hoàng Nguyên vào diện bị nghi vấn có hoạt động chống chính phủ quốc gia vì khi khám xét, người ta phát hiện thấy trong nhà ông có bản “Tiến Quân Ca” của Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên vô cùng ái mộ. Vì thế mà ông bị bắt và đày ra Côn Đảo vào năm 1957.

Ở Côn Đảo, với tiếng tăm và tài hoa vốn có của mình, Hoàng Nguyên được Chúa Đảo mến mộ nên đã đưa Hoàng Nguyên về tư thất để dạy nhạc và Việt Văn cho con gái của ông ta lúc ấy vừa tròn 19 tuổi. Sau một thời gian tình yêu chớm nở giữa Hoàng Nguyên và cô gái ấy. Kết quả cuộc tình là con gái Chúa Đảo đã mang thai. Để giữ thể diện cho gia đình, Chúa Đảo buộc Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện tình này và hứa sẽ sớm trả tự do cho ông.

Bấm vào hình để nghe ca khúc Cho Người Tình Lỡ do Chế Linh trình bày.

Và như lời đã hứa, Chúa Đảo đã trả tự do cho Hoàng Nguyên, ông trở về lại Sài Gòn tiếp tục công việc sáng tác và dạy học ở Trường tư thục Quốc Anh.

Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học ban Anh Văn tại Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Trong thời gian theo học tại đây, Hoàng Nguyên quen biết thị trưởng thành phố Phan Thiết lúc bấy giờ là Phạm Ngọc Thìn, vợ là nữ diễn viên Huỳnh Khanh. Do cũng mến mộ tài hoa của Hoàng Nguyên nên nhận ông làm con nuôi đồng thời cho Hoàng Nguyên dạy kèm cho con gái của ông bà tên là Ngọc Thuận. Thế là lại một mối tình nữa nảy nở, hai người họ yêu nhau và lần này Hoàng Nguyên chính thức trở thành con rể của ông Phạm Ngọc Thìn. Trong thời gian này ông sáng tác ca khúc “Thuở ấy yêu nhau”. Theo nguồn tin thì trước đó, Hoàng Nguyên cũng có ý định quay lại với con gái của Chúa đảo Côn Sơn, nhưng cô ấy đã đi lấy chồng.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Thuở Ấy Yêu Nhau do Như Quỳnh trình bày

Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ông được nhạc sĩ Anh Việt giao chủ trì ban nhạc “Hương thời gian”. “Hương thời gian” xuất hiện thường xuyên trên truyền hình, truyền thanh Sài Gòn và thu hút được khá nhiều khán thính giả. Giai đoạn này ông vẫn đều đặn sáng tác những bản tình ca.

Ngày 21 tháng 8 năm 1973, Hoàng Nguyên ra đi mãi mãi bởi một tai nạn xe hơi khi tuổi còn quá trẻ. Điều này đã để lại vô vàn niềm tiếc thương cho gia đình, bạn bè và những người mến mộ tài năng của ông.

Tuy người nhạc sĩ tài hoa ấy đã ra đi mãi mãi nhưng những ca khúc đầy du dương mà ông để lại cho đời luôn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng những người yêu nhạc. Cảm ơn ông – Hoàng Nguyên – người nhạc sĩ tài hoa đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam những giá trị to lớn.

Tags: Hoàng Nguyên

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Đôi dòng tâm sự về cuộc đời của danh ca Ngọc Lan, đóa hoa bạc mệnh

Đôi dòng tâm sự về cuộc đời của danh ca Ngọc Lan, đóa hoa bạc mệnh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Ngắm nhìn lại Sài Gòn năm 1966 qua loạt ảnh đầy màu sắc của nhiếp ảnh gia người Mỹ Tom Briggs

Ngắm nhìn lại Sài Gòn năm 1966 qua loạt ảnh đầy màu sắc của nhiếp ảnh gia người Mỹ Tom Briggs

1 năm ago
“Tình Anh Lính Chiến“ – Bài hát có thể ngày xưa và bây giờ nhiều người vẫn thuộc lòng!

“Tình Anh Lính Chiến“ – Bài hát có thể ngày xưa và bây giờ nhiều người vẫn thuộc lòng!

2 năm ago
Tản mạn Trịnh Công Sơn – Thanh Thúy: từ ‘Ướt mi’ đến ‘Thương một người’ của tiến sĩ Nguyễn Công Phú

Tản mạn Trịnh Công Sơn – Thanh Thúy: từ ‘Ướt mi’ đến ‘Thương một người’ của tiến sĩ Nguyễn Công Phú

8 tháng ago
Hình ảnh mới nhất về ca sĩ Trường Vũ ở độ tuổi U60 – Gia đình hạnh phúc, ở nhà cùng vợ con trong thời điểm dịch bệnh

Hình ảnh mới nhất về ca sĩ Trường Vũ ở độ tuổi U60 – Gia đình hạnh phúc, ở nhà cùng vợ con trong thời điểm dịch bệnh

2 năm ago
“Chỉ là giấc mơ qua” (Nam Lộc) – Tình đầu để nhớ, để hoài niệm mình từng có những nhiệt huyết và nồng nàn như thế!

“Chỉ là giấc mơ qua” (Nam Lộc) – Tình đầu để nhớ, để hoài niệm mình từng có những nhiệt huyết và nồng nàn như thế!

1 năm ago
“Qua Cơn Mê” – Bài hát về nổi ước vọng hòa bình bị cấm đến mãi năm 2011 mới được cấp phép

“Qua Cơn Mê” – Bài hát về nổi ước vọng hòa bình bị cấm đến mãi năm 2011 mới được cấp phép

2 năm ago
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

8 tháng ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status