Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Nhạc sĩ

Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Thanh Sơn – Tác giả của ca khúc nổi tiếng “Nỗi buồn hoa phượng”

by Mẫn Nhi
17/01/2022
in Nhạc sĩ, Nghệ sĩ
0
Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Thanh Sơn – Tác giả của ca khúc nổi tiếng “Nỗi buồn hoa phượng”

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn được người mến mộ biết đến là một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc viết về tình cảm tuổi học trò, đặc biệt là viết về mùa hè với những nhạc khúc như: Nỗi buồn hoa phượng, Hạ buồn, Phượng buồn, Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh,… hay những nhạc phẩm thuộc chủ đề khác cũng nổi tiếng không kém như: Nhật ký đời tôi, Màu hoa anh đào, Hành trình trên đất phù sa, Hình bóng quê nhà… Những sáng tác của ông đã trở thành bất hủ và vẫn được mọi người yêu thích cho đến ngày nay.

Nhạc sĩ Thanh Sơn

Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, ông sinh năm 1938 (có tài liệu ghi là 1940) tại Sóc Trăng. Thanh Sơn được sinh ra trong một gia đình có 12 người con, ông là người con thứ mười.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022

Với niềm đam mê âm nhạc từ bé, nên lên tiểu học ông đã theo học nhạc với thầy Võ Đức Phấn là em ruột của nhạc sĩ Võ Đức Thu. Năm 1955, không may thầy Phấn qua đời, Thanh Sơn lên Sài Gòn làm thuê nhưng với niềm đam mê âm nhạc ông không từ bỏ, ông quyết tâm theo học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi mộng ước trở thành ca sĩ.

Năm 1959, Thanh Sơn đăng ký tham dự cuộc tuyển chọn ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn. Lúc này ông trình bày nhạc phẩm “Chiều Tàn” của nhạc sĩ Lam Phương và đã đạt giải nhất trong cuộc thi, đứng trước cả những thí sinh sau này đều trở thành những ca sĩ nổi tiếng như: Phương Dung, Chế Linh, Nhật Thiên Lan,…. Ban giám khảo trong cuộc thi đó là những người có tên tuổi như: Võ Đức Thu, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi. Sau khi đoạt giải nhất, Thanh Sơn được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.

Nhạc sĩ Thanh Sơn

Sau một thời gian đi hát, dần dần tên tuổi của Thanh Sơn được biết đến qua những chương trình ca nhạc nổi tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn, ông được vào đoàn Văn nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào năm 1960, sau đó ông tham gia hát ở vũ trường Maxim’s và được tham gia đi lưu diễn ở một số quốc gia như: Lào, Kăm-Pu-Chia, Singapore, Malaysia, Indonesia…

Trong thời gian hoạt động trong Đoàn Văn nghệ Việt Nam, Thanh Sơn may mắn quen biết và được học hỏi nhiều từ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nên ông nung náu ý định lấn sang lĩnh vực sáng tác. Thanh Sơn được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chỉ dẫn, đồng thời ông mày mò đọc thêm cuốn sách  “Để sáng tác một ca khúc” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và một cuốn sách khác của Pháp được dịch ra tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn may mắn được học hỏi thêm nhiều từ những nhạc sĩ nổi danh khác như: Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng,…

Nhạc sĩ Thanh Sơn

Ca khúc đầu tay được Thanh Sơn sáng tác là “Tình học sinh”, viết vào năm 1960, tuy nhiên ca khúc này chưa được mọi người chú ý đến. Ngay sau đó ông viết tiếp ca khúc “Lưu bút ngày xanh” thì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Sau đó, Thanh Sơn liên tiếp cho ra đời nhiều nhạc phẩm nổi tiếng khác như: Mùa Hoa Anh Đào, Nỗi Buồn Hoa Phượng, Nhật Ký Đời Tôi, Thương Về Cố Đô, Trả Lại Thời Gian, Những Vùng Đất Mang Tên Anh… Những nhạc phẩm của ông đều được in thành nhạc rời bởi các nhà xuất bản như: Minh Phát, Diên Hồng, Tinh Hoa Miền Nam…  Tên tuổi của Thanh Sơn từ một ca sĩ triển vọng trở thành một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng. Cũng kể từ đó ông bỏ hẳn nghề ca sĩ và chuyên tâm vào việc sáng tác.

Trong đó ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” là sáng tác mà Thanh Sơn tâm đắc nhất, đặc biệt là qua giọng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền. “Nỗi Buồn Hoa Phượng” cũng trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong kho tàng âm nhạc Việt Nam viết về mùa hè.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng do Thanh Tuyền trình bày

Năm 1965, Thanh Sơn gia nhập quân đội và phục vụ trong binh chủng Quân Vận, sau đó ông được chuyển về Tổng Tham Mưu và vẫn tiếp tục công việc sáng tác. Trong thời gian này, Thanh Sơn đã cho ra đời nhiều ca khúc nổi tiếng viết về đề tài người Lính, nhất là ca khúc “Mười Năm Tái Ngộ” rất được mọi người yêu thích qua tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Sơn ngừng sáng tác một thời gian. Sau đó, ông sáng tác lại và chuyển sang chủ đề quê hương, những nhạc phẩm sáng tác sau năm 1975 của Thanh Sơn cũng được khán thính giả đón nhận nồng nhiệt cả trong và ngoài nước như ca khúc : Gợi Nhớ Quê Hương, Hình Bóng Quê Nhà, Hương Tóc Mạ Non, Hành Trình Trên Đất Phù Sa, Bạc Liêu Hoài Cổ,... được biết ca khúc “Hương Tóc Mạ Non” được Thanh Sơn viết tặng cho vợ – vợ ông tên là Hương.

Nhạc sĩ Thanh Sơn

Những sáng tác về chủ đề quê hương của nhạc sĩ Thanh Sơn đa số đều lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc của các tỉnh miền Tây mà ông từng đi qua: Cần Thơ, Sóc Trăng, Châu Đốc, Hà Tiên, Bạc Liêu, Cà Mau… từ đó cho ra đời nhiều nhạc phẩm có giá trị như: Áo Mới Cà Mau, Công Tử Bạc Liêu, Chiều Mưa Xứ Dừa,… Tuy Thanh Sơn đã viết nhạc cho hầu hết các địa danh ở miền Nam, riêng Tiền Giang ông chưa viết vì theo ông chia sẻ thì:  “Chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới”.

Ngoài nhạc về miền Nam, Thanh Sơn còn có một số ca khúc ca ngợi các vùng miền khác như bài: Non Nước Hữu Tình, Trở Lại Thành Phố Sương Mù, Thương Về Cố Đô, Đôi Lời Gửi Huế, Quê Hương 3 Miền,…

Thanh Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những sáng tác ca ngợi quê hương.

Nhạc sĩ Thanh Sơn

Từ năm 2000, Thanh Sơn bắt đầu phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm băng nhạc Rạng Đông.

Năm 2006, Thanh Sơn được vinh danh trong chương trình Paris By Night 83 – Những Khúc Hát Ân Tình cùng với hai nhạc sĩ khác là Xuân Tiên và Nguyễn Ánh 9 do trung tâm Thúy Nga thực hiện.

Năm 2007, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đêm nhạc mang tên ông để kỷ niệm Thanh Sơn 69 tuổi.

Năm 2011, Thanh Sơn bị tại biến mạch máu não khi đang cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 – Tình sử trong âm nhạc Việt Nam. Sau một thời gian điều trị, ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành Phố Hồ Chí Minh vì tuổi già. Ngày 9 tháng 4 linh cửu của ông được an táng tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương. Sự ra đi của vị cố nhạc sĩ tài hoa đã để lại vô vàn niềm tiếc nuối cho bạn bè thân quyến cùng nhiều người mến mộ tài năng của ông.

Tuy cố nhạc sĩ Thanh Sơn đã ra đi mãi mãi nhưng những nhạc phẩm mà ông đã để lại cho đời có giá trị vô cùng to lớn. Những ca khúc bất hủ vượt thời gian, sẽ mãi trường tồn trong lòng người mến mộ.

Nguồn tổng hợp (Wikipedia, Trường Kỳ)

Tags: Thanh Sơn

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Giang Tử – Cả đời ông chỉ dành cho tình yêu âm nhạc.

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Giang Tử - Cả đời ông chỉ dành cho tình yêu âm nhạc.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Câu chuyện li kì về bộ ấn kiếm quý giá từng khiến vua Bảo Đại và con trai kiện nhau

2 năm ago
Giải mã một số tên gọi của nút giao thông nổi tiếng tại Sài Gòn ngày nay

Giải mã một số tên gọi của nút giao thông nổi tiếng tại Sài Gòn ngày nay

1 năm ago
Một thời Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 dưới ống kính của Tom Langley – Phần 3

Một thời Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 dưới ống kính của Tom Langley – Phần 3

1 năm ago
Cuộc gặp gỡ ngày Xuân mang đến cho ta sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa qua nhạc khúc “Ngày Xuân Thăm Nhau”

Cuộc gặp gỡ ngày Xuân mang đến cho ta sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa qua nhạc khúc “Ngày Xuân Thăm Nhau”

1 năm ago
Tuyển tập những bức ảnh sắc nét về Sài Gòn – Biên Hòa những năm 1969

Tuyển tập những bức ảnh sắc nét về Sài Gòn – Biên Hòa những năm 1969

2 năm ago
Nhạc khúc “Nước Cuốn Hoa Trôi” – Khi yêu nhau ước cùng mong nhưng ai giữ được không?

Nhạc khúc “Nước Cuốn Hoa Trôi” – Khi yêu nhau ước cùng mong nhưng ai giữ được không?

2 năm ago
Cha đẻ của công trình Dinh Độc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người châu Á đầu tiên làm Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ

Cha đẻ của công trình Dinh Độc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người châu Á đầu tiên làm Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status