Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Ca sĩ

Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

by Mẫn Nhi
11/06/2021
in Ca sĩ, Nghệ sĩ
0
Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

Trúc Mai là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1970, có thể nói cô thuộc thế hệ đầu của nhạc vàng Việt Nam. Trúc Mai có thể hát được nhiều thể loại nhạc khác nhau với chất giọng Trung trầm (Mezzo-alto), cô có thể hát tốt cả ở hai quãng trung và trầm. Ngoài giọng hát trời phú cô còn sở hữu một vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Giọng hát Trúc Mai gắn liền với bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân và “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh Bằng.

Ca sĩ Trúc Mai

Trúc Mai sinh năm 1942 tại Gia Định, cô được sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng không đến nỗi quá túng thiếu. Năm Trúc Mai khoảng 3 tuổi gia đình cô chuyển về sinh sống ở Thủ Đức trong một xóm đạo. Năm 12 tuổi, Trúc Mai gia nhập ca đoàn nhà thờ, trở thành đồng nhi hát ở nhà thờ Thủ Đức ( hiện ngụ ở 51 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Quận Thủ Đức). Khi hát trong nhà thờ, Trúc Mai luôn giữ vai trò hát bè chứ chưa được hát solo, cô học qua thanh nhạc khi học Trung học.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Ca sĩ Trúc Mai

Trúc Mai bắt đầu đi hát vào những năm cuối thập niên 1950, trong một lần theo hát góp vui chung với một đoàn nghệ sĩ tâm lý chiến, hát ở trường sĩ quan Thủ Đức. Từ đó cô chủ yếu sinh hoạt văn nghệ tại các trường hoặc các trại quân đội.

Đến tháng 6 năm 1959, Trúc Mai không đi hát ở các ban ngành trong quân đội nữa mà chuyển qua hát ở các vũ trường, phòng trà ca nhạc và trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp được nhiều người biết đến. Phòng trà đầu tiên cô cộng tác là Văn Cảnh, sau đó là Đại Nam, Hòa Bình, Bồng Lai, Quốc Tế,…

Ca sĩ Trúc Mai

Trúc Mai được mời thu dĩa nhạc đầu tiên với ca khúc “Chàng Là Ai” của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, sau đó cô được hãng dĩa Sóng nhạc ký hợp đồng cộng tác độc quyền. Cô là người đầu tiên thu âm các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như: Hàn Mặc Tử, 7 Ngày Đợi Mong, Lá Vàng Rơi, Truyện Tình La Và Điệp 3, Nhà Anh Nhà Em…

Những năm đầu thập niên 1960, Trúc Mai bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Thời đó, tên tuổi của Trúc Mai gắn liền với ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh hay “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân trong một thời gian dài. Khi hãng dĩa Sóng Nhạc cho ghi âm hai nhạc phẩm này qua giọng hát Trúc Mai, dĩa nhạc đã được khán thính giả yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Cả hai dĩa nhạc đều được tái bản nhiều lần và còn được dùng để phát hành chung với những ca khúc mới trong những dĩa nhạc khác.

Ca sĩ Trúc Mai

Ngoài ra Trúc Mai còn rất thành công khi trình bày ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh Bằng. Trúc Mai đã lột tả được nỗi lòng của người vợ ôm con chờ chồng, buồn tủi, cô đơn, mong ngóng chồng nơi xa xôi. Thời ấy, bài hát được công chúng đón nhận và yêu thích nên thường được phát trên các làn sóng phát thanh và truyền hình cũng như trong các băng nhạc.

Ca sĩ Trúc Mai

Những ca khúc làm nên tên tuổi của Trúc Mai thập niên 60,70 gồm:

  • Hàn Mặc Tử; Bảy ngày đợi mong; Không bao giờ ngăn cách (Trần Thiện Thanh)
  • Nhà anh nhà em (Nhạc: Anh Sơn; Thơ: Hà Liên Tử)
  • Chuyện đêm mưa (Nhạc: Nguyễn Hiền; Lời: Hoài Linh)
  • Trăng tàn trên hè phố (Phạm Thế Mỹ)
  • Lời tạ từ (Dzũng Chinh)
  • Lá vàng rơi (Minh Kỳ)
  • Sài Gòn (Y Vân)
  • Sài Gòn thứ bảy (Anh Bằng)
  • Biết đến bao giờ (Lam Phương)
  • Giấc ngủ cô đơn (Anh Bằng & Lê Dinh)
  • Lưu bút ngày xanh (Thanh Sơn)

Sau sự kiện năm 1975, Trúc Mai rời Việt Nam sang định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Qua Hải ngoại cô vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình, trình làng một số albums và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những video của các trung tâm lớn tại hải ngoại.

Ca sĩ Trúc Mai

Năm 2005, Trúc Mai xuất hiện tại chương trình Paris By Night 78 của Trung tâm Thúy Nga, song ca cùng với ca sĩ Phương Hồng Quế trình bày liên khúc Khuya nay anh đi rồi, Em không buồn nữa chị ơi, Giọt lệ đài trang và Đừng nói xa nhau của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Năm 2006 và 2014 cô xuất hiện lần lượt trong các chương trình ASIA 50 (Bảy ngày đợi mong), 52 (Liên khúc Sầu lẻ bóng, Lẻ bóng và Đôi bóng), 73 (Liên khúc Đèn khuya và Chuyện đêm mưa),74 (Nửa đêm ngoài phố) của trung tâm ASIA.

Ca sĩ Trúc Mai

Cho đến nay, tuy tuổi đã cao nhưng cô vẫn thỉnh thoảng đi hát ở một số nơi để thỏa lòng đam mê âm nhạc của mình.

Ca sĩ Trúc Mai
Ca sĩ Trúc Mai
Ca sĩ Trúc Mai
Ca sĩ Trúc Mai
Tags: Trúc Mai

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
“Hoa trinh nữ” – Lời trách thầm của chàng nhạc sĩ nghèo Trần Thiện Thanh

“Hoa trinh nữ” - Lời trách thầm của chàng nhạc sĩ nghèo Trần Thiện Thanh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” (Từ Công Phụng) – Nếu có kiếp sau, chúng ta sẽ lại gặp và yêu nhau thêm một lần nữa

2 năm ago
Ca khúc “Mắt Biếc” (Ngô Thụy Miên) – Ca khúc của câu chuyện đã qua nhưng sóng lòng vẫn cuộn trào không dứt

Ca khúc “Mắt Biếc” (Ngô Thụy Miên) – Ca khúc của câu chuyện đã qua nhưng sóng lòng vẫn cuộn trào không dứt

1 năm ago
Danh ca Khánh Ly: Vắng Lệ Thu là khoảng trống lớn không thể bù đắp

Danh ca Khánh Ly: Vắng Lệ Thu là khoảng trống lớn không thể bù đắp

1 năm ago
Chợ quê ngày Tết: Bồi hồi chút kỷ niệm cũ, đón chào một năm mới sang

Chợ quê ngày Tết: Bồi hồi chút kỷ niệm cũ, đón chào một năm mới sang

1 năm ago
Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Sơn Tuyền – một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc hải ngoại từ những năm thập niên 1990.

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Sơn Tuyền – một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc hải ngoại từ những năm thập niên 1990.

1 năm ago
Tuyển tập những hình ảnh thú vị về giao thông ở Sài Gòn cuối những năm thập niên 60 qua ống kính của Brad

Tuyển tập những hình ảnh thú vị về giao thông ở Sài Gòn cuối những năm thập niên 60 qua ống kính của Brad

1 năm ago
Những bí ẩn chưa từng biết về Ngã Tư Bảy Hiền – Dấu ấn Saigon xưa.

Những bí ẩn chưa từng biết về Ngã Tư Bảy Hiền – Dấu ấn Saigon xưa.

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status