Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Ca sĩ

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Hương Lan – Giọng ca trụ cột cho trung tâm Thúy Nga.

by Mẫn Nhi
09/05/2021
in Ca sĩ, Nghệ sĩ
0
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Hương Lan – Giọng ca trụ cột cho trung tâm Thúy Nga.

Hương Lan (sinh năm 1956) là nữ ca sĩ người Việt nổi danh ở hải ngoại lẫn quốc nội. Bà được đánh giá là giọng hát bền bỉ với thời trẻ là dòng nhạc vàng, nhạc cổ truyền và cả cải lương là giọng ca trụ cột cho trung tâm Thúy Nga.

Bà tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh, sinh ngày 9 tháng 5 năm 1956 tại Sài Gòn, là con cả trong gia đình có năm người con. Thân phụ của bà là nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ cải lương ở miền Nam Việt Nam thập niên 1960. Dưới sự giáo dục của thân phụ, bà khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1961, thân phụ bà đã đưa bà lên sân khấu và cùng diễn trong vở cải lương Thiếu phụ Nam Xương, khi chỉ mới 5 tuổi. Nghệ danh Hương Lan của bà được ghép từ chữ “Hương” trong Thanh Hương và chữ “Lan” trong Út Bạch Lan, nghệ danh của 2 nghệ sĩ thân thiết với gia đình.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022

Năm 1966, bà khởi đầu sự nghiệp hát tân nhạc dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Trúc Phương. Nhiều bài tân nhạc do bà trình diễn đơn hoặc song ca với các danh ca khác được phát trên đài phát thanh hoặc thu âm trên các đĩa nhựa. Ca khúc tiêu biểu của bà là Ai ra xứ Huế của Duy Khánh nhận nhiều sự chú ý và mến mộ bởi chất giọng ngọt ngào và thanh khiết. Bà được hầu hết các nhật báo cũng như tạp chí ở Sài Gòn lúc bấy giờ mệnh danh là “thần đồng”.

Từ cuối năm 1974, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã có những cuộc thương thảo nhằm thực hiện tuyển tập thu băng đầu tiên mang tên “Tiếng hát Hương Lan”, trong bộ băng nhạc Shotguns thời bấy giờ. Tuy nhiên, dự án này không thể thực hiện do thời cuộc đầu năm 1975.

Trở thành đào chánh cải lương

Đầu năm 1975, bà cùng cha được mời về diễn cải lương và tuồng cổ với đoàn Kim Chung. Thời gian này, bà thường diễn chung với kép hát trẻ lừng danh thập niên 1970 với nghệ sĩ Chí Tâm. Chỉ trong một thời gian ngắn, cặp đôi Chí Tâm – Hương Lan là một trong những cặp diễn thu hút khán giả nhất ở Sài Gòn với các vở diễn “Hán đế biệt Chiêu Quân”, “Cây sầu riêng trổ bông”, “Nắng thu về ngõ trúc”…

Danh ca Hương Lan cùng người chồng Chí Tâm

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát trong đoàn cải lương Văn Công với các vở Tình yêu và Bạo chúa, Cây sầu riêng trổ bông, v.v. Tháng 12 năm 1975, bà lập gia đình với nghệ sĩ Chí Tâm, khi mới 20 tuổi. Năm 1977, bà sinh hạ người con trai đầu, đặt tên là Henri Bảo Nhi. Năm 1978, bà sinh hạ người con trai thứ, đặt tên là Patrick Bảo Trang.

Vang danh trong cộng đồng hải ngoại

Trước đó, thân phụ bà, do có quốc tịch Pháp từ trước, nên đã sang Pháp định cư theo diện “hồi hương” sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Tháng 2 năm 1978, bà cùng chồng và người con trai được thân phụ bảo lãnh xuất ngoại định cư tại Pháp. Khi đó bà đang mang thai người con trai thứ 2.

Thời gian đầu ở Pháp, bà cùng chồng và hai con trai cư ngụ tại Saint Tolomon, ngoại ô thủ đô Paris. Cuộc sống chật vật, dù mới sinh hạ người con trai thứ 2, bà phải đi làm thuê ở nhà hàng kiếm sống, vừa hỗ trợ chồng có thể học tiếng Pháp và học nghề. Sang năm 1979, chồng bà may mắn xin được việc làm ở công ty Alcatel Thompson, một liên danh sản xuất bản mạch điện tử, nhờ đó cuộc sống gia đình cũng đỡ đần phần nào. Gia đình bà sau đó dọn về quận 13 ở Paris.

Danh ca Hương Lan

Hoạt động nghệ thuật của hai ông bà bấy giờ chỉ giới hạn khi thỉnh thoảng đi hát trong các buổi lễ của cộng đồng Việt Nam tại Pháp. Thời gian này, giữa hai người bắt đầu nảy sinh những rạn nứt và mâu thuẫn. Năm 1982, bà ly dị và dẫn hai con trai sang Mỹ.

Tại Mỹ, bà tham gia sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng người Việt. Năm 1983, Trung tâm Thúy Nga mời bà tham gia thu âm và ghi hình cho tuyển tập chương trình Paris By Night, bà tham gia biểu diễn với 2 nhạc phẩm “Muộn màng” (tác giả: Tấn Phát, song ca với Tấn Phát) và “Trên đỉnh mùa đông” (tác giả: Trần Thiện Thanh). Sau khi chương trình được phát hành dưới dạng băng VHS, đã nhanh chóng phổ biến trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Cũng nhờ đó, bà có sự thành công trở lại trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Danh ca Hương Lan

Trong những năm sau đó, bà trở một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm Thúy Nga. Bên cạnh đó, bà cũng biểu diễn và thu âm cho một số chương trình âm nhạc khác, được cộng đồng người Việt hoan nghênh. Thập niên 1980 từng được mệnh danh là “thập niên của Hương Lan”, khi bà liên tiếp thành công trên cả hai lĩnh vực tân nhạc lẫn cổ nhạc. Cặp song ca Tuấn Vũ – Hương Lan cũng được xem là cặp song ca lừng danh trong thị trường âm nhạc hải ngoại cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Phụng sự cho nghệ thuật của quê hương

Trong một số bài phỏng vấn, Hương Lan vẫn thường cho biết rằng cuộc đời bà chỉ phụng sự cho nghệ thuật và mơ ước của bà là được trở về hát trên chính quê hương của mình. Năm 1994, lần đầu tiên bà trở về Việt Nam cùng với những nghệ sĩ hải ngoại Quốc Anh, Đức Huy và Thảo My. Hai năm sau, Hương Lan được phép trình diễn trước khán giả tại Việt Nam nhờ ở “thiện chí phục vụ khán giả và niềm ước mơ tầm thường của mình” được nhận biết.

Bấm vào hình trên để nghe tuyển tập những ca khúc hay nhất của danh ca Hương Lan

Tháng 5 năm 2009, Hương Lan tổ chức liveshow của mình tại Việt Nam với tên: Ơn đời một khúc dân ca. Tuy có nhiều trục trặc về khâu dàn dựng, cả Hương Lan và khán giả đều không vừa ý với cách làm việc của ông bầu Hữu Lộc và sự cố về tiền thù lao của công ty Nụ cười mới, nhưng liveshow đã kết thúc tốt đẹp và thu hút đông đảo khán giả với giá vé mức cao nhất lên đến 1,5 triệu đồng/vé.

Hiện nay, tuy tuổi đời đã cao nhưng bà vẫn hoạt động tích cực, tiếng hát của Hương Lan vẫn có sức sống vượt thời gian trong lòng thính giả.

Cô lần đầu tiên tham gia gameshow là chương trình Ký ức vui vẻ mùa 2 với vai trò khách mời của một miền ký ức ở tập 7.

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Cảm nhận về tình yêu tuổi học trò qua bài hát “Bây giờ tháng mấy” của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Cảm nhận về tình yêu tuổi học trò qua bài hát “Bây giờ tháng mấy” của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Ca khúc “Cô Hái Mơ” – “Đứa con tinh thần” đầu tay của cố nhạc sĩ Phạm Duy

Ca khúc “Cô Hái Mơ” – “Đứa con tinh thần” đầu tay của cố nhạc sĩ Phạm Duy

2 năm ago
Những nhà máy dệt sợi đầu tiên ở miền Nam Việt Nam. Sự ra đời Nhà máy dệt Vinatexco ngày xưa, nay là Nhà máy dệt Thắng Lợi 

Những nhà máy dệt sợi đầu tiên ở miền Nam Việt Nam. Sự ra đời Nhà máy dệt Vinatexco ngày xưa, nay là Nhà máy dệt Thắng Lợi 

1 năm ago
Hoài niệm về bút viết ngày xưa – Ai đã từng lấy quả mồng tơi thử viết thay mực

Hoài niệm về bút viết ngày xưa – Ai đã từng lấy quả mồng tơi thử viết thay mực

3 năm ago
Trường Trưng Vương – Trường nữ sinh duy nhất và đầu tiên của Hà Nội

Trường Trưng Vương – Trường nữ sinh duy nhất và đầu tiên của Hà Nội

1 năm ago
Lưu giữ lại kỷ niệm về Sài Gòn thông qua bộ ảnh chợ cũ xưa – Phần 1

Lưu giữ lại kỷ niệm về Sài Gòn thông qua bộ ảnh chợ cũ xưa – Phần 2

1 năm ago
Tuyển tập những ca khúc hay được thu âm trước năm 1975 của ca sĩ Hoàng Oanh

Tuyển tập những ca khúc hay được thu âm trước năm 1975 của ca sĩ Hoàng Oanh

2 năm ago
Trở về ký ức xưa: Có một Chợ Lớn hoàn toàn khác với những con đường “lạ mà quen”

Trở về ký ức xưa: Có một Chợ Lớn hoàn toàn khác với những con đường “lạ mà quen”

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status