Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Ca sĩ

Cuộc đời và sự nghiệp của Trang Mỹ Dung – Nữ ca sĩ nổi danh trước 1975 gắn liền với những khúc Mưa

by Mẫn Nhi
10/10/2022
in Ca sĩ, Nghệ sĩ
0
Cuộc đời và sự nghiệp của Trang Mỹ Dung – Nữ ca sĩ nổi danh trước 1975 gắn liền với những khúc Mưa

Trang Mỹ Dung là một nữ ca sĩ nhạc vàng Việt Nam nổi tiếng trước năm 1975. Tên tuổi của cô gắn liền với ca khúc “Hai mùa mưa” của nhạc sĩ Anh Bằng. Trang Mỹ Dung được mệnh danh là giọng ca “ Giọt buồn trong mưa” bởi cô thể hiện thành công khá nhiều ca khúc về mùa mưa thuộc dòng nhạc Bolero. Cô cũng từng được khán giả biết đến và yêu mến qua những ca khúc trữ tình cách mạng như: Câu hò bên bến Hiền Lương, Anh ở đầu sông em cuối sông,…

Trang Mỹ Dung tên thật là Trương Thị Mỹ Dung, cô sinh năm 1951 tại Phan Thiết trong một gia đình Phật tử và không có ai theo con đường nghệ thuật. Năm 6 tuổi, cô theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống.

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Ca sĩ Trang Mỹ Dung thời trẻ.

Trang Mỹ Dung bước chân vào con đường âm nhạc vào năm 1967 khi cô tham gia vào chương trình “Tuyển lựa ca sĩ” do Đài Truyền hình Sài Gòn tổ chức. Lúc này cô trình bày ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của ca sĩ Trúc Phương. Trong cuộc thi ấy, Trang Mỹ Dung đã may mắn gặp được nhạc sĩ Anh Bằng, ông đã khen ngợi giọng hát của cô và khuyến khích cô trở thành ca sĩ, đồng thời ông cũng nhận Trang Mỹ Dung vào học trong lớp nhạc Lê Minh Bằng ( gồm Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng).

Trong khoảng thời gian học tại đây, Trang Mỹ Dung được Anh Bằng giới thiệu đến thâu cho hãng dĩa Asia – Sóng nhạc nổi tiếng. Ca khúc đầu tiên cô thâu âm là “Hai mùa mưa” – một sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, được ký dưới tên Mạc Phong Linh. Với âm điệu trữ tình hòa với lời bài hát mang tính tự sự, êm nhẹ và nỗi buồn man mác, cùng với giọng hát trầm khàn đặc biệt của Trang Mỹ Dung, nhạc phẩm nhanh chóng được khán thính giả đón nhận. Dĩa nhạc bán rất chạy và trở nên phổ biến khắp nơi.

Ca sĩ Trang Mỹ Dung thời trẻ.

Sau thành công bước đầu, cô được nhiều hãng dĩa khác mời cộng tác và góp mặt trong các đoàn văn nghệ đi lưu diễn nhiều nơi từ miền Nam ra miền Trung và đôi khi sang Lào. Sau này, dù Trang Mỹ Dung trình bày rất nhiều nhạc phẩm với nhiều chủ đề khác nhau, của nhiều nhạc sĩ nổi danh, nhưng khán giả vẫn luôn nhắc đến Trang Mỹ Dung với ca khúc “Hai Mùa Mưa” của nhạc sĩ Anh Bằng.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Hai Mùa Mưa do Trang Mỹ Dung trình bày

 Tên tuổi của Trang Mỹ Dung bừng sáng lên đến đỉnh điểm vào năm 1971. Bên cạnh chất giọng trầm khàn đặc biệt cùng với tính cách cô trầm, hiền nên thường được các nhạc sĩ chọn cho các ca khúc buồn chứ không phải nhạc tươi vui, sôi động.

Trước sự kiện năm 1975, Trang Mỹ Dung thâu âm cho nhiều dĩa nhạc của các hãng như: Asia Sóng Nhạc, Việt Nam, Nhạc Ngày Xanh, Capitol, Hồng Hoa và Thiên Thai. Ngoài ra, cô còn góp giọng trong các băng nhạc như Kim Đằng, Premier, Sóng Nhạc,…

Ca sĩ Trang Mỹ Dung

Đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp thì không may Trang Mỹ Dung xảy ra nhiều tai nạn liên tiếp khiến sự nghiệp của cô phải tạm dừng một thời gian. Cô kể lại kỷ niệm đó như sau: “Năm 1973, trong chuyến đi lưu diễn miền Trung, xe của tôi bị lật khiến xương hàm bể, người đầy thương tích. Tôi phải cột hàm không thể ăn uống và tạm dừng ca hát một thời gian. Một lần khác khi đang quay hình, tôi bước xuống từ sân khấu và bị hụt chân té, bị nứt xương phải nằm viện nhiều tháng.”

Sau khi hồi phục về sức khỏe, Trang Mỹ Dung lại tiếp tục trở lại sân khấu để đi hát, lúc này cô chọn những ca khúc thích hợp với bản thân mình để hát. Cô chia sẻ “ Sau năm 1975, có thời gian tôi hát nhiều bài hát cách mạng bởi thấy chúng phù hợp với không khí thời đại”.

Về hôn nhân gia đình, Trang Mỹ Dung từng kết hôn vào năm 1976, nhưng vợ chồng cô không có con và chia tay nhau một cách nhẹ nhàng vào năm 1992. Sau đó, cô sống cùng với mẹ và các em.

Năm 1997, biến cố cuộc đời cô lại tiếp tục xảy ra khi mẹ cô qua đời, Trang Mỹ Dung hầu như ít đi hát hẳn bởi lẽ cô dường như mất đi điểm tựa cuộc sống của chính mình đó là mẹ cô. Trang Mỹ Dung tâm sự: “ Tính tôi vốn nhút nhát, đi đâu cũng có mẹ đi cùng. Khi xưa, mỗi lần đi lưu diễn xa, bà luôn bên cạnh lo cơm nước cho tôi. Tối đến, hai mẹ con ngủ cùng, thủ thì trò chuyện rất vui. Sự ra đi của bà khiến tôi hụt hẫng, hoang mang một thời gian dài. Tôi cảm giác mình mất đi một điểm tựa trong cuộc sống, dù khi đó tôi đã ngoài 40 tuổi”

Từ trái sang: Các ca sĩ Giao Linh, Trang Mỹ Dung, Phương Dung trong đêm nhạc chia tay sân khấu của ca sĩ Trang Mỹ Dung

Sau đó, Trang Mỹ Dung chỉ thỉnh thoảng đi hát trong thành phố tại các phòng trà, sân khấu ca nhạc và chủ yếu là tham gia các chương trình ca nhạc từ thiện Phật giáo hay trong các dịp lễ Vu Lan, Phật Đản.

Hiện nay, Trang Mỹ Dung đã bước sang tuổi 70 nhưng cô vẫn giữ được vẻ đẹp trẻ trung hiếm có. Cô đang có một cuộc sống bình dị, an yên và vui vẻ khi sống cùng với Ba và em gái. Cô chia sẻ “Một ngày của tôi thường đơn giản, sáng dậy, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh, làm việc nhà rồi lên mạng đọc tin tức. Thỉnh thoảng, tôi nhận lời đi hát cho đỡ nhớ nghề. Đó là những niềm vui của tuổi già và tôi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại”.

Tags: Trang Mỹ Dung

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Loạt ảnh tuyệt đẹp về phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 (Phần 4)

Loạt ảnh tuyệt đẹp về phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 - 1966 (Phần 4)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Danh ca Ngọc Lan có sắc đẹp, tiền tài và danh vọng rồi cũng mất tất cả

Danh ca Ngọc Lan có sắc đẹp, tiền tài và danh vọng rồi cũng mất tất cả

2 năm ago
Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần 1

Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần 1

1 năm ago
Choáng ngợp khi khám phá hình ảnh Nam Kỳ xưa qua …. bộ ảnh độc và quý

Choáng ngợp khi khám phá hình ảnh Nam Kỳ xưa qua …. bộ ảnh độc và quý

1 năm ago
Lò gốm Hưng Lợi: TẠI SAO nơi hoang phế và giống bãi rác lại là khu di tích khảo cổ độc nhất Sài Gòn

Lò gốm Hưng Lợi: TẠI SAO nơi hoang phế và giống bãi rác lại là khu di tích khảo cổ độc nhất Sài Gòn

1 năm ago
Tướng mạo kỳ lạ của các hoàng đế trong lịch sử Việt Nam – Điềm báo cho bậc kỳ nhân

Tướng mạo kỳ lạ của các hoàng đế trong lịch sử Việt Nam – Điềm báo cho bậc kỳ nhân

1 năm ago
Gợi nhớ chút kỷ niệm xưa về hình ảnh của những bồn phun nước Sài Gòn

Gợi nhớ chút kỷ niệm xưa về hình ảnh của những bồn phun nước Sài Gòn

1 năm ago
“Anh trước tôi sau” – Ca khúc nói lên tình huynh đệ trong thời chiến.

“Anh trước tôi sau” – Ca khúc nói lên tình huynh đệ trong thời chiến.

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status