Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ Ca sĩ

Chàng “lãng tử – kiếm khách” Minh Phụng của một thời cải lương miền Nam Việt Nam

by thivang1811
05/08/2022
in Ca sĩ, Nghệ sĩ
0
Chàng “lãng tử – kiếm khách” Minh Phụng của một thời cải lương miền Nam Việt Nam

Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng dùng cả đời mình để cống hiến cho nghệ thuật. Để dù qua nhiều năm, hình ảnh “chàng lãng tử – kiếm khách” một thời của cải lương miền Nam vẫn mãi in đậm trong ký ức của bao thế hệ người yêu mến nghệ thuật nói chung và cải lương nói riêng.

Nghệ sĩ Minh Phụng

“Chàng lãng tử – kiếm khách” một thời của cải lương miền Nam

Bài viết hay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022

Minh Phụng (1944–2008) là nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam. Ông tên thật là Ngô Văn Thiệu, còn tên khai sinh sau này là Nguyễn Văn Hoài, sinh trưởng tại Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Lúc mới vào nghề, ông lấy nghệ danh Tân Tiến và khi vào đoàn hát Thanh Phương, ông đổi nghệ danh Minh Phụng cho đến nay. Minh và Phụng là tên 2 đứa con của người bạn thân của ông. 

Minh Phụng đã tham gia ở nhiều đoàn hát khác nhau như Tân Đô, Hoa Thảo – Hậu Tấn, Thanh Phương… Đến gánh hát Kim Chung, hợp cùng hai nghệ sĩ Minh Cảnh, Minh Vương, ông đã khiến giới mộ điệu cải lương mê đắm từ những thập niên 1960 – 1970. Ông đã đóng cặp với nhiều nữ nghệ sĩ tên tuổi như Út Bạch Lan (Trinh tiết một loài hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung lệ sử, Kiếm sĩ dơi), và nhất là các vở dã sử kiếm hiệp mang màu sắc Trung Hoa với Diệu Hiền, Lệ Thủy (Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau…)

Nghệ sĩ Minh Phụng và nghệ sĩ Lệ Thủy

Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, nghệ sĩ Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng. Nhiều vở diễn có sự góp mặt của ông và do ông thể hiện đã đi vào lòng khán giả như: Bóng hồng sa mạc (vai Thái tử Phi Sơn), Tâm sự loài chim biển (vai Áo Vũ Cơ Hàn), Xin một lần yêu nhau (vai Âu Thiên Vũ), Kiếp nào có yêu nhau (vai Mộ Dung Trạch), Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn,…; bài vọng cổ An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô, 14 năm mong đợi, Cho xin sống lại một ngày, Đừng nói xa nhau, Phố đêm, Trường hận…

Nhớ mãi “áo vũ cơ hàn”…

Trong lòng khán giả cải lương hằng bao thế hệ, vở tuồng Tâm sự loài chim biển đã trở nên vô cùng quen thuộc. Thậm chí nhiều người còn có thể ngân nga một vài câu vọng cổ mô tả ngạo khí ngang tàng của một tay kiếm khách nghèo lang bạt nhưng trọng nghĩa, trọng tình có cái tên “Áo vũ cơ hàn”.

Sở dĩ “Áo vũ cơ hàn” có sức sống như thế là nhờ công không nhỏ của nghệ sĩ Minh Phụng. Anh đã thể hiện nhân vật bằng một giọng ca vừa khí khái, vừa u buồn, vừa tha thiết khiến người nghe rất dễ nhập tâm và dễ cảm. Và dĩ nhiên, trong cái dễ cảm, dễ nhớ của những nhân vật lãng tử-kiếm khách không thể thiếu sự hào hoa cùng những mối tình ngang trái. Minh Phụng thường rất thành công trong những vai diễn như thế với một vóc dáng sân khấu sáng đẹp, giọng ca hay trời phú và khả năng diễn được xem là vượt trội so với những nghệ sĩ được xếp hạng là “đào – kép ca” (khác đào – kép diễn) như anh.

Nghệ sĩ Minh Phụng

Bây giờ những “Áo vũ cơ hàn” trong Tâm sự loài chim biển, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Mộ Dung Thạch – Kiếp nào có yêu nhau, Trần Tự Tâm – Máu nhuộm sân chùa, hay một Mẫn Vân Lâu – Mùa thu lá bay mang nét lãng tử phong trần, si tình của nghệ sĩ Minh Phụng vẫn sống mãi cùng khán giả. Và bởi các nhân vật của nghệ sĩ Minh Phụng dễ nhớ, dễ cảm quá nên khi nghe ông sức khỏe suy kém, cần thay thận vào năm 2005, đã từng có một người hâm mộ tình nguyện tặng cho ông quả thận của mình…

Từ vinh quang đến cơ cực và nhưng vẫn giữ tâm hồn nghệ sĩ đến phút cuối

Sau năm 1975, Minh Phụng là trưởng đoàn Tiếng Hát Quê Hương của tỉnh Bến Tre, nổi danh trong vai Lục Vân Tiên. Sau đó đoàn này được giao cho Văn hóa Thông tin tỉnh quản lý. Năm 1976, Minh Phụng gia nhập gánh hát Hương Mùa Thu, làm kép chánh, hát qua các vở tuồng Gánh cỏ sông Hàn, Con cò trắng, Lửa phi trường.

Năm 1994, ông lập lại đoàn hát Hương Mùa Thu với thành phần diễn viên như Minh Phụng, Linh Cảnh, Kiều Tiên, Bảo Ngọc, Ngọc Cẩm Thúy, Vương Bình, Thanh Phú, Điền Tử Lang, Thanh Thủy, Ngọc Ánh, Diệu Thanh, hề Giang Tâm. Đoàn Hương Mùa Thu của Minh Phụng diễn ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và các tỉnh lân cận.

Sau đó, nghệ sĩ Minh Phụng đổi tên Hương Mùa Thu thành đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng. Từ năm 1996 trở về sau, các gánh hát thua lỗ, Đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng cầm cự, kéo dài đến qua năm 2000, rồi ngưng hát. Nghệ sĩ Minh Phụng đã thua lỗ khá nhiều cho đoàn hát.

Sau lần phẫu thuật tim vào năm 2005, Minh Phụng điều trị suy thận và hoại tử chân kéo dài. Đầu tháng 11 năm 2008, ông vẫn cố gắng xuất hiện trong liveshow của nghệ sĩ Ngọc Đáng tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Đó là lần đứng trên sân khấu cuối cùng của ông.

Nghệ sĩ Minh Phụng cùng vợ là nghệ sĩ Kiều Tiên

Ông sống chung với nghệ sĩ Diệu Huê lúc ở đoàn Kim Chung, có ba người con, trong đó có nghệ sĩ Tiểu Phụng. Năm 1976, ông li dị vợ. Năm 1977, ông chuyển qua đoàn Hương mùa thu và kết hôn cùng nghệ sĩ Kiều Tiên, sinh con gái là nghệ sĩ Y Phụng. Năm 2005, ông đăng báo từ con trên báo Sân khấu TPHCM đối với Tiểu Phụng vì cho rằng Tiểu Phụng lợi dụng lúc ông bị bệnh nặng đã liên lạc với bạn bè, người thân và người ái mộ ông ở bên Mỹ để quyên góp tiền, quà.

Ngày 29 tháng 11 năm 2008 ông qua đời, khép lại kiếp trần ai với nhiều tiếc thương trong lòng khán giả.

Related Posts

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay
Nghệ sĩ

Hoa Hậu “Không Chồng Mà Chửa” Trong Thơ Bùi Giáng Và Hành Động Kỳ Quặc Của Thi Sĩ Ngày Chia Tay

30/01/2023
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ II): Cú ra đòn định mệnh của cậu em trai

15/11/2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư
Nhạc sĩ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Kỳ I): Kỳ tài võ học suýt trở thành võ sư

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Next Post
Khám phá diện mạo xưa của Khách sạn Continental- Khách sạn cổ nhất và hoành tráng nhất tại Sài Gòn 

Khám phá diện mạo xưa của Khách sạn Continental- Khách sạn cổ nhất và hoành tráng nhất tại Sài Gòn 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Bài Thánh Ca Buồn” – Nhạc phẩm được ngân lên trong mỗi dịp Noel trong suốt 40 năm qua

“Bài Thánh Ca Buồn” – Nhạc phẩm được ngân lên trong mỗi dịp Noel trong suốt 40 năm qua

3 năm ago
Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây

Thổn thức với những hình ảnh Việt Nam hơn 100 năm trước qua góc máy Tây

2 tháng ago
Bộ sưu tập Tem Bưu chính thời Việt Nam Cộng Hòa – Phần 2

Bộ sưu tập Tem Bưu chính thời Việt Nam Cộng Hòa – Phần 2

1 năm ago
Bìa Linh Hồn Tượng Đá - cùng ảnh chị Lưu Dung Anh ngày đó

Ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” và xuất xứ BÍ ẨN giai thoại phía sau

3 năm ago
Choáng ngợp một Sài Gòn xa hoa của năm 1969 qua ống kính của Wayne Trucke

Sài Gòn cùng những bức hình rất xưa của thế kỷ XIX

1 năm ago
Có thể bạn chưa biết – Việt Nam từng có tờ tiền 30 đồng.

Có thể bạn chưa biết – Việt Nam từng có tờ tiền 30 đồng.

3 năm ago
Dấu ấn xưa về xe lửa Sài Gòn cách đây hơn 100 năm về trước – Bài 1: Từ xe lửa đến xe điện

Dấu ấn xưa về xe lửa Sài Gòn cách đây hơn 100 năm về trước – Bài 1: Từ xe lửa đến xe điện

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status