Trạm xe điện trung tâm thị xã, người mua kẻ bán nhộn nhịp ở chợ… là những hình ảnh vô cùng sinh động về đời thường ở Hà Đông thập niên 1920 được ghi lại qua ống kính người Pháp.
Trạm xe điện trên con đường chính ở thị xã Hà Đông thập niên 1920. Tuyến xe điện Bờ Hồ – Hà Đông dài 11 km, được xây dựng năm 1899.
Khung cảnh sôi động ở khu vực chợ Hà Đông thập niên 1920.
Cảnh họp chợ ở chợ Hà Đông năm 1926.
Một góc chợ Hà Đông, 1926.
Các loại thúng mẹt được bày bán la liệt ở chợ Hà Đông.
Người mua kẻ bán nhộn nhịp ở chợ Hà Đông.
Một góc nhìn cho thấy quy mô ấn tượng của chợ Hà Đông xưa.
Chợ làng Bưởi ở huyện Hoàn Long (gồm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận cũ), tỉnh Hà Đông năm 1926, nay thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội.
Khung cảnh nhộn nhịp ở chợ làng Bưởi.
Một hình ảnh khác về chợ làng Bưởi năm 1926.
Ngày nay chợ Bưởi vẫn họp một tháng 6 phiên, vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 Âm lịch.










Trại tế bần hay trại cứu tế, nhà tế bần, hay trung tâm bảo trợ xã hội, là những khu trại, tòa nhà được dựng lên cố định hay tạm thời tại những địa điểm nhất định để thực hiện việc cứu tế, cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí (phát chẩn) cho những người vì hoàn cảnh, điều kiện chủ quan, khách quan trong một thời điểm nhất định mà không thể tự nuôi mình, cung cấp cho đối tượng này chỗ ở và công ăn việc làm. Các đối tượng ở trại tế bần thường là những người nghèo khổ, vô gia cư, nạn nhân của các trận thiên tai, lũ lụt, nạn đói, các trẻ em lang thang, trẻ em đường phố, trẻ mồ côi….









Ảnh: Mạnh Hải Flickr. Color: Thời Xưa. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.