Đờn ca tài tử đã chẳng còn xa lạ khi nó trở thành dòng nhạc dân tộc Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.
Từ cuối những năm của thế kỷ 19, đờn ca tài tử đã bắt đầu hình thành và trên đà phát triển. Ban đầu nó chỉ là nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, sau đó được biến tấu và trở thành loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ – Mang cái tên là “đờn ca tài tử”.

Loại hình này chủ yếu là đờn và ca, thường do những người bình dân hoặc nam nữ trong thôn lựa chọn để thư giãn sau giờ lao động. Nó là loại hình được diễn tấu có bán nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này được cách tân thay thế hình thành nên ban nhạc với năm loại nhạc cụ (gọi là ngũ tuyệt) gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.

Còn về trang phục biểu diễn lại không được đặt nặng bởi phần lớn người tham gia là bạn bè, chòm xóm nên ưa chuộng thường phục để thoải mái. Nhưng khi diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới bắt đầu chú trọng ăn mặc và trang điểm. Nhiều người suy nghĩ rằng từ “tài tử” mang nghĩa nghiệp dư, nhưng trên thực tế nó là sự “tài năng” – ý muốn nói rằng những người này không dùng nghệ thuật để kiếm kế sinh nhai, mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể nói họ không chuyên nghiệp, vì để trở thành người nghệ sĩ trong câu nói họ đã phải trải qua một thời gian dài luyện tập.


Ở những năm đầu của thập niên 1990, tại Mỹ Tho nổi lên một ban nhạc tài tử của ông Tống Triều (hai còn được gọi là Tư Triều) với tiếng đàn kim ngày càng hay, nổi danh khắp vùng nên dần dần ban nhạc tài tử cũng nổi khắp Nam kỳ Lục tỉnh. Đến Ông Diệp Văn Cương là một nahf tri thức rất có tiếng thời đó cũng phải dùng những mỹ từ để ngợi ca Tư Triều: “Sau khi tôi nghe Tư Triều đờn kìm và tiếng đờn tì bà của ông Năm Diệm thì tôi không muốn nghe bất kỳ tiếng đờn của ai khác”. Tiếng lành đồn xa, vì sự nổi tiếng này mà ban nhạc của ông Triều được mời sang tận Pháp để biểu diễn.


Năm 1906, tại Pháp có diễn ra một Hội chợ các nước Thuộc địa tại thành phố Marseille, không chỉ đem những thứ quà đặc sản cùng mỹ nghệ tham gia triển lãm, mà chính quyền 2 tỉnh Gò Công cùng Mỹ Tho còn cử 2 ban nhạc tài tử sang Pháp biểu diễn: Gò Công có nhóm ông Huỳnh Đình Điển, Mỹ Tho có nhóm ông Tư Triều. Điểm đặc biệt của ban nhạc Tư Triều trong suốt thời gian trình diễn tại Pháp là: họ được ban tổ chức đưa lên tận sân khấu để biểu diễn kỳ nghệ của mình cho khán giả xem và thưởng thức, chứ không phải giấu mặt dưới sân khấu để đờn hát cho khán giả nghe như ở Việt Nam. Sau khi về nước, Tư Triều kể lại sự vui sướng của mình khi sự xuất hiện của ban nhạc trước công chúng người Pháp một cách trịnh trọng và được các khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.





Ngôi nhà có kiến trúc theo kiểu ngôi đình truyền thống này do tỉnh Thủ Dầu Một thực hiện cho xứ Nam Kỳ tham dự Hội chợ Thuộc địa Marseille 1906, và kế tiếp là Hội chợ Thuộc địa Nogent-sur-Marne năm 1907. Ngôi nhà sau đó được chính phủ Pháp mua lại và năm 1917 đã giao cho tổ chức Kỷ niệm Đông Dương dùng làm Đền Kỷ niệm các binh sĩ Đông Dương hy sinh cho nước Pháp trong Đệ nhất Thế chiến. Ngày 9/6/1920, Đền Kỷ niệm Đông Dương đã được khánh thành. Vì do chất lượng nghệ thuật của tòa nhà nên năm 1965 công trình đã được đưa vào danh mục các công trình lịch sử. Tuy nhiên, công tác bảo trì cùng sửa chữa không được tiến hành đầy đủ nên chỉ được một thời gian sau thì cả tòa nhà đã bị hư hỏng một cách nghiêm trọng. Năm 1983, công trình trùng tu đã được lên kế hoạch, tuy nhiên, chỉ vừa khởi sự thì tòa nhà bị cháy rụi hoàn toàn do một sự cố về hảo hoạn…















