Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Trăng rụng xuống cầu” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.

by Mẫn Nhi
01/11/2021
in Cảm xúc âm nhạc
0
Cảm nhận về ca khúc “Trăng rụng xuống cầu” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.

Hoàng Thi Thơ sinh năm 1929 mất năm 2001, quê tại huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một trong những nhạc sĩ lớn nhất và nổi tiếng của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam với nhiều bút danh khác nhau, hiếm có người nhạc sĩ nào đề tên dưới mỗi đứa con tinh thần của mình bằng những tên của người khác như Hoàng Thi Thơ, những bút danh khác của ông có thể kể đến như Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê, Triệu Phong. Cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác rất nhiều ca khúc, đa dạng các thể loại và đặc biệt là các thể loại âm nhạc của ông đều rất nổi tiếng, từ tình ca đến nhạc quê hương, từ dân ca mộc mạc đến nhạc thời trang, từ những đoản khúc đến trường ca hào hùng, nhạc cảnh đến nhạc kịch.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (bên phải)

Để nói lên sự vĩ đại trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nghệ sĩ Túy Hồng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: “Hoàng Thi Thơ là một cái tên lớn, nên chương trình văn nghệ do anh đẻ ra đều là những chương trình cao đẹp, có hình vóc, có nội dung của một của cải tinh thần nào đó… Hoàng Thi Thơ là một người Việt Nam khôn ngoan, khôn ngoan vô cùng, khôn ngoan hơn những người Việt Nam khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Hoàng Thi Thơ chính là sự giỏi giang của một nhạc sĩ chân chính đúng nghĩa, lấy khổ đau và bất khuất của quê hương làm chủ đề trình diễn, dẫn chúng ta quay về với những truyền thống tốt đẹp, với lòng yêu thương đồng bào ruột thịt và yêu thương chính bản thân mình.”

Bài viết hay

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022

Ca khúc “Trăng rụng xuống cầu” được Hoàng Thi Thơ sáng tác vào năm 1956, bài hát không chỉ miêu tả một đêm trăng tỏ trên sông đơn giản, mà còn thêm tình tiết cuộc gặp gỡ giữa các chiến sĩ anh hùng và các cô gái giữa đêm trăng hữu tình dưới đêm trăng lãng mạn, ngọt ngào ấy.

“Đêm nay bao con thuyền về đâu xuôi mái.

 Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài.

 Mái chèo khoan thai, trên sông hai màu.

 Con thuyền về đâu ô hay! Sao trăng rụng xuống cầu?

 Vì đâu, ô hay, sao trăng rụng xuống cầu.

….

Đêm nay bao con thuyền về ngang bến vắng.

Cô em hát lên rằng: Dừng chân hỡi chàng.

Hỡi chàng chiến đấu nắng mưa dãi dầu.

Đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.

Vì đâu! Trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Trăng Rụng Xuống Cầu do cặp song ca Nguyễn Hữu Thiết & Ngọc Cẩm trình bày.

Vào một đêm trăng thanh, trên dòng sông hình ảnh thuyền về lên giăng kín lối đi. Những câu hò hát của người trên con sông tô điểm thêm hình ảnh trữ tình từ khi trăng cao đến cả lúc trăng đã ngả nghiêng đầu “trăng ngà gần xa vắn dài”. Với sự nhộn nhịp hữu tình con người tạo nên, trăng dường như muốn góp vui với ánh sáng của mình soi rọi đường đi cho chiến sĩ ở trên sông, hình ảnh trăng lúc bấy giờ thật là sáng và đẹp. Trăng vào thời kỳ chiến tranh có một công việc rất quan trọng đó là soi sáng đường hành quân cho chiến sĩ, một công việc dường như là vô tình nhưng cũng khiến “Trăng vui”. Trước khung cảnh tuyệt đẹp giữa trăng và sông nước, những hoạt động tạo nên niềm vui của con người và ánh trăng tạo nên một không khí nhộn nhịp, những công việc giờ đây chỉ còn tạo ra hạnh phúc và niềm vui.

Những con thuyền làm việc hăng say không có thời gian để dừng lại nghỉ ngơi, dù đến nơi dừng chân nhưng vẫn không có thời gian để đậu lại. Thấy được sự lao động hăng say của những người lính hoạt động không ngừng vì bình yên quê hương, các cô gái ở hai bên sông ngân lên khúc hát mời gọi các chàng chiến sĩ hãy dừng lại đôi phút để cùng nhau tận hưởng không khí yên bình trên sông này, một khoảnh khắc hiếm có trong khoảng thời gian chiến tranh. Lời hát ấy nồng nhiệt là thế, không khí ấy tươi vui và mà hạnh phúc biết bao. Nhưng có lẽ, những giây phút ấy là không thể, trăng còn đang hăng say làm việc vì chiến sĩ, nghĩ đến sự hăng say làm việc của trăng những người lính chỉ có thể dành sự nồng nhiệt hăng hái ấy cho công việc “Vì đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu?”

Đêm nay sẽ là một đêm làm hăng say của cả chiến sĩ và trăng, trong lời hát của Hoàng Thi Thơ dường như cả hai đối tượng đều làm việc với một mục đích chung đó là hòa bình của đất nước. Ông viết lên câu hát “Hỡi! Trăng mơ màng sao trăng êm soi trên con thuyền chàng?” như là câu hỏi của các chàng chiến sĩ dành cho trăng, phải chăng trăng đang ủng hộ đất nước chúng ta, cùng nỗ lực để để dành lấy sự bình yên cho quê hương, đất nước.

Tiếp bước theo, những câu hát thể hiện sự lao động hăng say của người và cảnh vật là những câu hát vui tươi của người dân. Để nghe được những câu hò, câu hát đó trăng và người đã phải rất gian khổ mới có được. Khi đã kết thúc chiến tranh, các chiến sĩ về lại thôn xóm nhưng trăng vẫn còn phải làm nhiệm vụ cuối cùng đó là soi đường cho các chiến sĩ về nhà bình an “Thuyền anh lướt trên sông ngà” “Dừng tay ghé thăm thôn làng”. Trăng luôn đồng hành cùng các chiến sĩ, dường như hòa bình cho quê hương là điều mà trăng rất mong muốn để có thể nỗ lực soi đường cho các anh đi.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Trăng Rụng Xuống Cầu do Thanh Tuyền và Hoài Nam trình bày.

Cuối bài hát, hình ảnh “Trăng vui” rơi rụng nơi chân cầu vì những công việc trăng thường hay làm là soi sáng cho những chiến sĩ, những cô nàng tuổi đôi mươi, nhưng bây giờ đã không còn cần nữa vì đã nhìn thấy các chiến sĩ đã hạnh phúc bên quê nhà nên “Trăng vui trăng rụng xuống cầu”. Những niềm hạnh phúc mà các anh đáng được nhận sau những hy sinh đã bỏ ra khi “chiến đấu nắng mưa dãi dầu.”

Hoàng Thi Thơ sáng tác ra bài hát “Trăng rụng xuống đầu” như một lời tri ân về những đóng góp của ánh trăng sáng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Trăng không chỉ là một cảnh vật đơn sơ, trăng không đơn giản chỉ có nhiệm vụ chiếu sáng, mà còn là người bạn của nhân dân ta trong cả một hành trình dài bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, mang lại nền hòa bình cho Tổ quốc. Với những câu hát nhịp nhàng vui tươi của nhạc sĩ như tiếp thêm động lực cho các chiến sĩ, hứa hẹn về một tương lai đất nước sẽ thật hạnh phúc dưới ánh trăng như những lời nhạc.

Trích lời bài hát Trăng Rụng Xuống Cầu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:

Đêm nay bao con thuyền về đâu xuôi mái.
Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài.
Mái chèo khoan thai, trên sông hai màu.
Con thuyền về đâu ô hay! Sao trăng rụng xuống cầu?
Vì đâu, ô hay, sao trăng rụng xuống cầu.

Đêm nay bao con thuyền về ngang bến vắng.
Cô em hát lên rằng dừng chân hỡi chàng.
Hỡi chàng chiến đấu! Nắng mưa dãi dầu.
Đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu
Vì đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu?

Hỡi! Bao con đò! Đêm nay trăng soi trên sông lờ đờ.
Mang theo bóng cờ ngày về chiến thắng ánh trăng làm thơ.
Hỡi! Trăng mơ màng sao trăng êm soi trên con thuyền chàng?
Trăng rơi cầu làng đợi thuyền chiến thắng sóng tách đôi hàng.

Hò hò khoan! Hò hò huệ! Say sưa chiến thắng về sau bao ngày mưa nắng.
Hò hò khoan! Hò hò huệ! Đêm nay cờ lộng gió muôn câu hò ngân dài.
Ơ này! Anh Hai, anh Ba! Thuyền anh lướt trên trăng ngà.
Mà ơ này! Anh Tư, anh Năm! Dừng tay ghé thăm thôn này.

Đêm nay bao con thuyền về ngang bến vắng.
Cô em hát lên rằng: Dừng chân hỡi chàng.
Hỡi chàng chiến đấu nắng mưa dãi dầu.
Đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.
Vì đâu! Trăng vui nên trăng rụng xuống cầu.

Related Posts

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ
Cảm xúc âm nhạc

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…
Cảm xúc âm nhạc

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Sài Gòn sinh động được tái hiện trong bộ ảnh của John Rellis năm 1969

Sài Gòn sinh động được tái hiện trong bộ ảnh của John Rellis năm 1969

1 năm ago
Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài An (1929 -2012) – Người viết nên những ca khúc nổi tiếng như: Câu chuyện đầu năm, Tấm ảnh không hồn, Trước giờ tạm biệt,…

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài An (1929 -2012) – Người viết nên những ca khúc nổi tiếng như: Câu chuyện đầu năm, Tấm ảnh không hồn, Trước giờ tạm biệt,…

2 năm ago
Có buồn chăng khi “Chuyến Đò Không Em” qua sự kết hợp sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh và Anh Phong

Có buồn chăng khi “Chuyến Đò Không Em” qua sự kết hợp sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh và Anh Phong

2 năm ago
Bức tranh mưa đêm lạnh giá và nỗi u buồn của con tim tan vỡ trong nhạc khúc “Lạnh Trọn Đêm Mưa” (Huỳnh Anh)

Bức tranh mưa đêm lạnh giá và nỗi u buồn của con tim tan vỡ trong nhạc khúc “Lạnh Trọn Đêm Mưa” (Huỳnh Anh)

2 năm ago
Loạt ảnh về Trại Lê Văn Duyệt trụ sở Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô xưa nay là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh

Loạt ảnh về Trại Lê Văn Duyệt trụ sở Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô xưa nay là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh

2 năm ago
Muôn vàn kiểu giải khát của người Saigon xưa – Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18

Muôn vàn kiểu giải khát của người Saigon xưa – Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18

2 năm ago
Vi vu Sài Gòn những năm 1969 – 1970 để thấy được sự nhộn nhịp và tươi trẻ của thời xưa

Vi vu Sài Gòn những năm 1969 – 1970 để thấy được sự nhộn nhịp và tươi trẻ của thời xưa

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status