Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

“Thương Quá Việt Nam” – Thương từng tấc đất, con người, từng cành cây ngọn cỏ.

by Mẫn Nhi
21/06/2021
in Cảm xúc âm nhạc
0
“Thương Quá Việt Nam” – Thương từng tấc đất, con người, từng cành cây ngọn cỏ.

Khi nhắc đến cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy thương tiếc thay cho một nhạc sĩ tài hoa, cống hiến gần như cả cuộc đời mình cho đất nước. Ông dành cả thanh xuân của tuổi trẻ để sáng tác ra nhiều nhạc khúc để đời, lúc đầu là tình ca sau đó chuyển dần sang dòng nhạc thể hiện tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Đến tận khi sắp lìa xa cõi đời, ông vẫn cố gắng để hoàn thành hai nhạc khúc trường ca là “Con đường thế kỷ” và “Gió Củ Chi”. Những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mang đến cho người nghe niềm tự hào dân tộc vô cùng to lớn, đó là những bản nhạc đượm tình cảm dành cho quê hương xứ sở, nói lên cái tôi của người con dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ lìa xa cội nguồn, không bao giờ rời bỏ cái nơi đã nuôi lớn ta và sẽ càng không tách rời tình dân tộc, đặc biệt là khi đất nước đang lâm nguy, đang chìm trong khói lửa вσм đạи.

Những chuyện chưa biết về cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ: Đời nghèo mà vui
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Có một bài hát mà khi nhắc đến không ai là không biết, chính là ca khúc “THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM”. Đây là một bài hát khá nổi tiếng của cố nhạc sĩ, là một nhạc khúc mà chỉ cần nhắc đến tên sẽ có người ngâm nga ngay: “Em nghe gì không hỡi em, con chim nó hót vang đầu hè, em nghe gì không hỡi em, con chim nó múa trên cành tre…” – Nhạc khúc có tiết tấu rất mượt mà, giai điệu có phần hơi nhanh chóng và dồn dập như nhắc nhở và thôi thúc mọi người hành động, vì đất nước hôm nay, vì tương lai của ngày mai, và tất cả đều thể hiện được một tình cảm dào dạt dành cho quê hương.

Bài viết hay

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022

Lòng yêu nước là thứ tình cảm nói dễ cũng không dễ, mà nói khó thì cũng không quá khó. Nó không xa xỉ như bạn hằng nghĩ, mà nó chỉ nằm ngay ở lời ăn tiếng nói, hành động và ý thức của mỗi người mà thôi! Nếu như trong thời chiến, thì yêu nước thường được thể hiện qua lòng dũng cảm, cầm súng trên tay, vác súng trên vai, lao vào chiến trường mà tiêu diệt quân thù, bảo vệ non sông nước nhà. Còn thời bình, chỉ cần như Phạm Thế Mỹ nói cũng là một dạng mãnh liệt yêu quê, ông yêu rất nhiều thứ tại nơi đất nước nhỏ cong hình chữ S: yêu tiếng chim hót, yêu cánh đồng vàng bát ngát, yêu hình ảnh những chú chim tung tăng bay lượn trên bầu trời (như hình ảnh con người Việt Nam được tự do tự tại trong không khí hòa bình), thương màu vàng cánh hoa cúc, thương màu áo em, thương nụ cười ngọt ngào em luôn túc trực (đó là sự hạnh phúc, không có chiến tranh bom đạn, người người được yên vui, gia đình an lành), yêu từng ánh nắng, từng vầng trăng thuần túy không còn nhuộm cùng màu với lửa đạn,…từng chút từng chút một như đẩy lùi sự tăm tối trong tâm hồn.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Khánh trình bày.

Mỗi chúng ta, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và khôn lớn thì gia đình chính là nơi chất chứa tình cảm, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta. Đây chính là nơi mà chúng ta nên yêu thương đầu tiên nhất. Và sau này ta lớn dần, tình yêu thương sẽ được nhân rộng hơn đến làng quê, đến bạn bè, đến xã hội và to nhất mới là Tổ quốc. Câu hát của tác giả: “Yêu quê Mẹ yêu quê Cha, yêu luôn những mái tranh làng xa” – Tình cảm nhân rộng dần thành “Yêu thương người yêu thương ta, yêu luôn những thú hoang rừng già, yêu bạn bè như yêu ta, ôi thương quá trái tim Việt Nam.”. Đấy! Đôi khi tình yêu nước chỉ có đơn giản như thế đấy, dù là bình dị đời thường, nhưng chứa đựng ý nghĩ vô cùng to lớn.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Quang Linh trình bày.

Tình yêu quê hương đất nước sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa vô cùng rộng lớn để đưa quê hương dân tộc ta phát triển và hùng mạnh. Vậy nên tác giả đã truyền tải vào bài hát như một câu kêu gọi mọi người cùng chung sức, phát triển tương lai, dù thế hệ này hay thế hệ sau, dù cho lớp trẻ hiện tại hay lớp trẻ ở tương lai, đều phải một lòng mang đất nước đi lên: “Thắp tim lên thắp tim lên, thắp cho tình người dậy trong ta, thắp tim lên thắp tim lên,thắp cho mặt trời dậy trong ta”.

Lời bài hát “THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã khơi gợi lên trong lòng của mỗi người nghe một lòng tự hào về dân tộc, yêu thương từng cành cây ngọn cỏ, từ động vật đến cây cảnh, từ con người đến làng quê. Đây cũng là một biểu hiện của yêu quê hương đất nước, yêu từ những điều giản đơn đến những thứ cầu kỳ, từ những điều nhỏ nhặt đến tình yêu nước to lớn. Chắc chắn rằng, trong lòng của mỗi người dân Việt Nam đều yêu quý mảnh đất hình chữ S thân yêu này, nhưng mỗi người sẽ có một cách yêu khác nhau, có người sẽ thể hiện tình cảm nồng nàn ấy ra để mọi người cùng biết, nhưng cũng có người âm thầm hy sinh cho Tổ quốc mà không đòi hỏi ghi công sử sách. Có một câu hát rất tâm đắc của nhạc sĩ Vũ Hoàng và cần mọi người tự nhận thức về vai trò của mình với đất nước: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” – Lời ca này như nhắc nhở chúng ta hãy quên đi cái tôi của mình để hòa nhập với sự phát triển chung, cùng gầy dựng đất nước tươi đẹp và vững mạnh hơn.

Trích lời bài hát Thương Quá Việt Nam:

“Em nghe gì không hỡi em

Con chim nó hót vang đầu hè

Em thấy gì không hỡi em

Con chim nó múa trên cành tre

 

Hót đi chim, hót đi chim

Hót cho hồng mặt trời quê ta

Hót đi chim, hót đi chim

Hót cho đời nhọc nhằn trôi xa

 

Chim trên đồng chim trên non

Chim tung cánh xóa tan sương mù

Chim trong hồn chim trong tim

Ôi thương quá tiếng chim việt Nam

 

Hoa cúc vàng trên sân anh

Xinh như áo mới em ngày nào

Hoa nắng hồng trên quê anh

Xinh như má thắm em ngày xanh

 

Nắng lên đi, nắng lên đi

Nắng lên hồng nụ cười quê em

Nắng lên đi, nắng lên đi

Nắng lên hồng ruộng mạ xanh thêm

 

Hoa tim người hoa yêu thương

Hoa thơm ngát thế gian đêm buồn

Hoa trên đồi hoa trên môi

Ôi thương quá cánh hoa việt Nam

 

Trăng sáng ngời trên môi hoa

Trăng lên tiếng hát vui đêm già

Trăng sáng ngời trên non xa

Trăng xua bóng tối trong hồn ta

 

Sáng lên trăng, sáng lên trăng

Sáng cho người tìm về bên nhau

Sáng lên trăng, sáng lên trăng

Sáng cho tình người nở đêm sâu

 

Trăng muôn đời trăng muôn nơi

Trăng đem bóng mát cho muôn người

Trăng thanh bình trăng yên vui

Ôi thương quá ánh trăng Việt Nam

 

Bao nhiêu đèn bao nhiêu hoa

Bao nhiêu nến thắp lên trong hồn

Yêu quê Mẹ yêu quê Cha

Yêu luôn những mái tranh làng xa

 

Thắp tim lên thắp tim lên

Thắp cho tình người dậy trong ta

Thắp tim lên thắp tim lên

Thắp cho mặt trời dậy trong ta

 

Yêu thương người yêu thương ta

Yêu luôn những thú hoang rừng già

Yêu bạn bè như yêu ta

Ôi thương quá trái tim Việt Nam.”

Related Posts

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ
Cảm xúc âm nhạc

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…
Cảm xúc âm nhạc

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Next Post
Nghệ sĩ Hương Lan: Tan vỡ hôn nhân 7 năm và đám cưới ở tuổi 63 bao người ngưỡng mộ

Nghệ sĩ Hương Lan: Tan vỡ hôn nhân 7 năm và đám cưới ở tuổi 63 bao người ngưỡng mộ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“36 phố phường” Sài Gòn – Những con phố “xưa, cũ” độc đáo (Phần 2)

“36 phố phường” Sài Gòn – Những con phố “xưa, cũ” độc đáo (Phần 2)

1 năm ago
Tìm hiểu về nghề khảm xà cừ – Ngành nghề thủ công cổ xưa của Việt Nam dần dần biến mất

Tìm hiểu về nghề khảm xà cừ – Ngành nghề thủ công cổ xưa của Việt Nam dần dần biến mất

1 năm ago
“Nắng lên xóm nghèo” – Một chút nắng vàng trên mảnh đất Bình Định của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

“Nắng lên xóm nghèo” – Một chút nắng vàng trên mảnh đất Bình Định của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

2 năm ago
Cùng khám phá hình ảnh Sài Gòn năm 1969 – 1970 qua ống kính của sĩ quan Mỹ Brad.

Cùng khám phá hình ảnh Sài Gòn năm 1969 – 1970 qua ống kính của sĩ quan Mỹ Brad.

1 năm ago
“Ai nói với em” (Minh Kỳ & Huy Cường) – Ai bảo yêu lính là khổ, ai bảo lính không mang nhiều sầu nhớ vấn vương?

“Ai nói với em” (Minh Kỳ & Huy Cường) – Ai bảo yêu lính là khổ, ai bảo lính không mang nhiều sầu nhớ vấn vương?

1 năm ago
Cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Yến – Danh ca nổi tiếng trước những năm 1975 với chất giọng trầm đặc biệt

Cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Yến – Danh ca nổi tiếng trước những năm 1975 với chất giọng trầm đặc biệt

2 năm ago
Bàng hoàng với những cuộc vượt ngục mưu mô ở “trận đồ bát quái” Chí Hòa

Bàng hoàng với những cuộc vượt ngục mưu mô ở “trận đồ bát quái” Chí Hòa

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status