Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Giấc mộng ngay trong ngày cưới mở đường cho sự ra đời của nhạc khúc buồn “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh)

by Mẫn Nhi
06/10/2022
in Cảm xúc âm nhạc
0
Giấc mộng ngay trong ngày cưới mở đường cho sự ra đời của nhạc khúc buồn “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh)

Nếu bạn biết đến nhạc sĩ Tuấn Khanh thì không thể nào bỏ qua nhạc phẩm bất hủ với thời gian, có sức sống bền bỉ gần 60 năm và được công chúng đón nhận nhiệt tình – “Chiếc Lá Cuối Cùng”, một trong những ca khúc trữ tình nổi tiếng nhất thập niên 1950. Tuy nhiên bài hát lại mang âm hưởng của dòng nhạc tiền chiến đậm nét với ca từ đẹp như thơ khi mô tả về cảnh đêm chia ly của đôi tình nhân trẻ: “Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng/Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang..”. Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật nhạc sĩ cùng cô học trò nhỏ của ông. Trong đêm từ tạ ấy, chẳng cần nhiều lời hoa mỹ hay hứa hẹn tương lai, chỉ cần hai người bình lặng bên nhau ngay giây phút này và đợi chờ cho chiếc lá cho chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc đôi tình lữ phải rời xa nhau.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nếu với Đoàn Chuẩn, sự ra đời của “Lá Đổ Muôn Chiều” rồi đến “Chiếc Lá Cuối Cùng” là dành tặng cho người mình yêu trong ngày nàng vu quy, xuất giá về nhà chồng. Thì ở Tuấn Khanh, “Chiếc Lá Cuối Cùng” lại được dành tặng cho bản thân, cho người mình thương chợt nhớ trong chính ngày cưới của mình. Nghe sao mà lạ lắm quá đúng không? Nhưng nó lại chính là sự thật, sự thật về sự ra đời đặc biệt của ca khúc tình buồn “Chiếc Lá Cuối Cùng”.

Bài viết hay

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022

Đó là câu chuyện tình của Tuấn Khanh với cô bé 13 tuổi – là một câu chuyện tình bảng lảng như chuyện tưởng tượng giữa Hàn Mạc Tử và Thương Thương. Cô gái mới tuổi xuân thì, ngây thơ và trong sáng chính là học trò thanh nhạc của Tuấn Khanh – Đây cũng là khoảng thời gian dài ám ảnh nhạc sĩ. Khi kết thúc khóa học, cô bé đã phải về quê với gia đình, đêm cuối cùng tiễn em ra ga tàu để trở về, hai bên đường phố vắng lặng như tờ dường như có thể tiếng hơi thở của nhau, trên cây chỉ còn vài chiếc lá đang lững thững đợi chờ từng cơn gió đi qua và cuốn bay đi. Nàng bước chân lên xe, chàng thì quay gót đơn độc trở về nhà, bóng dáng trơ trọi bên đường càng tĩnh mịt khi chiếc lá cuối cùng đã rơi xuống như nỗi lòng của chàng nghệ sĩ. Bầu trời đêm hôm ấy, sao trời rất đẹp, lung linh hơn bao giờ hết, có lẽ được tô bởi nỗi cô đơn nên càng thêm khắc khoải, khôn nguôi. Ngày cưới đến, nhưng thầy lại chẳng thể nào nhắc lên nụ cười, chỉ cảm thấy nơi đáy lòng một nỗi niềm bâng khuâng cùng sự thẫn thờ trong tâm trí, cứ ngẩn ngơ như một kẻ mộng du. Ngay bên cạnh người vợ mới cưới, nhưng cứ mong ngóng hoài hình bóng bé nhỏ thân thương ấy. Chính lúc này, chàng như chợt tỉnh ngộ sau một cơn mê dài, chàng đã mang lòng yêu người con gái ấy – Một tình yêu không biết tự bao giờ.

“Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng

Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang

Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá

Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Chế Linh trình bày.

Như trạng thái của một kẻ mộng du khi đặt ra một câu hỏi nghi vấn mang theo nét hoang mang ở đầu bài hát: “Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng”. Trong đêm cuối, hai bóng hình bé nhỏ hòa vào bóng tối mà sóng vai bên nhau trên con phố nhỏ quen thuộc, chàng trai đang cảm thấy thảng thốt trong lòng bởi thời gian trôi sao nhanh quá và con đường ấy đột nhiên ngắn ngủi. Tâm trạng rối bời khiến chàng chẳng phân biệt được đêm hay ngày đang phủ dần xuống.

Ở hai bên đường đều chìm vào giấc mộng, những cánh cửa đã đóng chặt từ khi nào, cả không gian im lìm và vắng lặng. Chỉ có đôi chim nhỏ vẫn đang mải mê bay nhảy mang “mùa sang” và cũng là nhân chứng cho giây phút nghẹn ngào của đôi tình lữ. Đôi chim như được nhân cách hóa khi chuyên chở mùa yêu thương đến bên đôi nhân tình, xem như món quà sau cuối của những kẻ tình si đang thẫn thờ trải qua những giây phút sau cùng của cuộc chia ly.

“….Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói

Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi

Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối

Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày.

Trong khung cảnh lãng mạn được đôi chim chở mùa sang, nhưng trong họ chỉ còn sự lạnh lẽ, dâng lên từng cơn buốt giá nơi trái tim đang dần rét buốt. Giây phút xa nhau đầy sự nghẹn ngào, chẳng có câu từ nào có thể diễn tả được tâm trạng đôi trẻ lúc này, nhưng trong đêm ấy, bỗng âm thanh của nàng nhè nhẹ vang lên: “Trở về thôi”, đã đến lúc cô phải lên xe, rời xa thành phố này, rời xa người em trao con tim thơ mộng,…và anh cũng phải trở về, về bên ý trung nhân, về bên người sắp cùng anh sánh bước trên quãng đường còn lại.

Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải tuân thủ quy luật hợp tan: tiệc nào cũng phải tàn thì gặp rồi phải tan. Cô gái vừa nhắc nhở cũng vừa an ủi chàng: Họ xa nhau là do quy luật của thiên địa cũng như hết ngày thì đến đêm, như sự tuần hoàn của bốn mùa, như “ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối”. Nếu đôi ta thật sự còn duyên phận thì ắt hẳn sẽ còn được gặp lại nhau. Nhưng dù biết như thế cũng chẳng thể ngăn được nỗi nghẹn ngào nơi khóe mắt, “mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi” cả hai đều đang gượng cười để an ủi đối phương. Nhưng nụ cười đó lại chua xót đến biết bao, bao nhiêu nước mắt đang âm thầm mà chảy ngược sau nụ cười ấy.

“…..Mộng về một đêm xuân sang

Em thì thầm ngày đó thương anh

Thuyền về một đêm trăng thanh

Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao

Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh

Rồi một chiều xuân thơ trinh

Cho lòng mình về với dĩ vãng…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Lệ Thu trình bày.

Ca khúc đã chuyển bước bất ngờ và độc đáo khi bước lùi của giai điệu như một sự dồn nén, sau đó lại tập trung mà réo rắt lên từng lời đau đớn: “…..Mộng về một đêm xuân sang/Em thì thầm ngày đó thương anh…”. Sự sôi réo cứ cuộn trào như dòng nước mắt, chẳng thể nào kìm nén, cứ phăng phăng như một cơn lũ lớn, cuốn trôi mọi thứ xung quanh.

Những chuỗi ngày bên nhau, cùng nhau ước mộng xây dựng hạnh phúc mai sau, mơ về một mái thuyền trôi xuôi dòng trong những đêm trăng thanh. Hình ảnh lãng mạn ấy, yên bình ấy lại hiện ra ngay khung cảnh của một cuộc chia ly chưa hẹn ngày tái ngộ. Có quá trớ trêu hay chăng cho đôi tình nhân yêu nhau nhưng lại phải chia xa trong một đêm trăng sao tình tứ.

“…..Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng

Đường thênh thang gió lộng một mình ta

Rượu cạn ly uống say lòng còn giá

Lá trên cành một chiếc cuối bay xa”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Bằng Kiều trình bày.

Con tàu đang di bánh, cô gái nhỏ đang dần rời xa khỏi vòng tay chàng, hơi ấm đôi tay vừa mới vẫn còn, vậy mà giờ lại đang lạnh dần trong đêm rét buốt. Để rồi thảng thốt mà tự hỏi: “…..Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng…” sau đó lại chợt nhận ra xung quanh chỉ còn một con đường “thênh thang” hoang vắng chỉ “một mình ta”. Một cảm giác lạnh lẽo lại cô độc xâm chiếm tâm hồn người con trai ấy, chung rượu ấm nóng cũng chẳng thể sưởi ấm trái tim lạnh giá.

“Lá trên cành một chiếc cuối bay xa” – Hình ảnh chiếc lá vàng cuối cùng trên nhành cây đã lìa xa cành lá mà bay xa, cuốn vào từng đợt gió nhẹ nhàng men theo dấu chân của người tình trong một chiều ly biệt. Là một hình ảnh lãng mạn biết bao nhưng cũng đắng cay và xót xa nhường nào. Nó như một lời tiễn biệt trong thầm lặng, chẳng ai nói cùng ai lời nào nhưng lại vĩnh viễn chẳng còn cuộc gặp gỡ, là một dấu chấm hết cho một cuộc tình đã được kể xong.

“Chiếc Lá Cuối Cùng” được xem là tình khúc day dứt mà cũng da diết nhất của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Day dứt vì dường như trong suốt những sáng tác của nhạc sĩ chỉ có “Chiếc Lá Cuối Cùng” là mang hình ảnh của chàng trai buồn trong men tình, mượn rượu để quên đi những ưu sầu trong duyên nợ, nhưng hơi cay dù nồng cũng chẳng sưởi ấm được cõi lòng đang lạnh giá và tan nát thành từng mảnh. Để rồi khi chợt tỉnh giấc lại thấy bàng hoàng như một giấc mộng, tự vấn bản thân không biết cuộc đời này đã trôi về đâu, tình yêu ấy có còn hay không, người đã đi hay vẫn còn đợi chờ nơi đó. Tại sao lại bảo “Chiếc Lá Cuối Cùng” day dứt lòng người nghe nhạc? Bởi vì từ trước đến nay, dòng nhạc mà Tuấn Khanh theo đuổi dù tha thiết vẫn có sự nhẹ nhàng và chừng mực như một chàng trai mới lớn, luôn rụt rè và e ngại khi nói chuyện yêu đương, chưa một lần tận hưởng một cách trọn vẹn hay đem bản thân phóng túng trong tình cảm.

Lời bài hát Chiếc Lá Cuối Cùng – Tuấn Khanh

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói
Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối
Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa

Tags: Tuấn Khanh

Related Posts

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ
Cảm xúc âm nhạc

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…
Cảm xúc âm nhạc

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Next Post
Ngắm nhìn hình ảnh những nhà thờ xưa qua những tấm postcard (bưu thiếp) trăm tuổi.

Ngắm nhìn hình ảnh những nhà thờ xưa qua những tấm postcard (bưu thiếp) trăm tuổi.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Hiểu rõ hơn về kiến trúc đặc biệt của Tôn giáo xưa ở Sài Gòn qua hơn 90 bức ảnh quý – Phần 2

Hiểu rõ hơn về kiến trúc đặc biệt của Tôn giáo xưa ở Sài Gòn qua hơn 90 bức ảnh quý – Phần 2

1 năm ago

Lăɴg mộ của daɴh thầɴ Sài Gòɴ, ɴgũ hổ tướɴg Gia Địɴh – Trươɴg Tấɴ Bửu, ɴay là Di tích lịch sử Văɴ Hóa quậɴ Phú ɴhuậɴ

2 năm ago
Tháp Chuông Nhà Thờ Không thể phá hủy ở Đại Học Luật Saigon – Bí ẩn chưa có lời giải đáp

Tháp Chuông Nhà Thờ Không thể phá hủy ở Đại Học Luật Saigon – Bí ẩn chưa có lời giải đáp

2 năm ago
Ngắm nhìn chân dung Sài Gòn thay đổi qua một thế kỷ

Ngắm nhìn chân dung Sài Gòn thay đổi qua một thế kỷ

2 năm ago
“Bài Ca Kỷ Niệm” (Bằng Giang & Tú Nhi) – Nơi chiến khu anh ôm riêng miền ký ức, ở quê nhà em có nhớ thương chăng…?

“Bài Ca Kỷ Niệm” (Bằng Giang & Tú Nhi) – Nơi chiến khu anh ôm riêng miền ký ức, ở quê nhà em có nhớ thương chăng…?

1 năm ago
Một nỗi sầu giấu kín trong mối tình đầu đẹp tựa mây ngàn qua nhạc khúc “Dại Khờ” của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Một nỗi sầu giấu kín trong mối tình đầu đẹp tựa mây ngàn qua nhạc khúc “Dại Khờ” của nhạc sĩ Đỗ Lễ

1 năm ago
Sài Gòn và một số địa khu quân đội Mỹ năm 1964 của Đại úy Donald Pickett – Phần 2

Sài Gòn và một số địa khu quân đội Mỹ năm 1964 của Đại úy Donald Pickett – Phần 2

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status