Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Đôi dòng cảm nhận về Ca khúc “Đèn Khuya” – Ánh đèn le lói giữa trong đêm cùng mẹ già

by Mẫn Nhi
19/05/2021
in Cảm xúc âm nhạc, Bàn tròn âm nhạc
0
Đôi dòng cảm nhận về Ca khúc “Đèn Khuya” – Ánh đèn le lói giữa trong đêm cùng mẹ già

Ca khúc Đèn Khuya được nhạc sĩ Lam Phương ( tên thật là Lâm Đình Phùng) sáng tác năm 1958 (một số tài liệu ghi 1960) cùng thời gian sáng tác với nhạc khúc “ Kiếp nghèo”, bài hát thể hiện nỗi nhớ thương da diết của ông đối với người mẹ tảo tần, một mình nuôi ông khôn lớn. Lam Phương là con trai trưởng trong gia đình có 6 người con, ông được sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại một làng quê nghèo ở Rạch Gía . Tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày thiếu thốn và cơ cực. Vì không chịu được sự nghèo khó, đồng thời rung động trước người phụ nữ khác nên cha ông đã bỏ mẹ con ông và đi theo tiếng gọi tình yêu của mình. Một mình mẹ ông gồng gánh, vất vả nuôi 6 đứa con thơ còn nhỏ dại. Đó là những tháng ngày buồn tủi và cơ cực của mẹ con ông. Năm lên 10 tuổi ông dù thương mẹ, thương đàn em nhỏ nhưng vẫn quyết chí lên Sài Gòn để kiếm công việc phụ giúp gia đình đồng thời theo đuổi đam mê âm nhạc của mình. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn thay ông được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương là ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”.

Nhạc Sĩ Lam Phương

Trong thời gian bôn ba bên ngoài, sau một ngày làm việc mệt mỏi vì cuộc sống mưu sinh ở mảnh đất xa quê nhà, xa mẹ và các em, ông đi qua từng con hẻm dưới ánh đèn đường vàng vọt để trở về căn nhà của người dòng họ ở khu Đakao (Tân Định) và thấy cô đơn, chạnh lòng hơn bao giờ hết. Hình ảnh của mẹ và những đứa em thơ ở quê nhà cứ lởn vởn trong tâm trí, thôi thúc ông viết nên bài hát “ Đèn khuya”

Bài viết hay

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022

“Không biết đêm nay vì sao tôi buồn?
Buồn vì trời mưa hay bão trong tim?
Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm
Để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm”

Khi màn đêm bắt đầu buông xuống cũng là lúc thành phố lên đèn, đó cũng là lúc những người cô đơn, lẻ bóng một mình tìm đến những góc tĩnh lặng nơi phố phường tấp nập để rồi suy tư nghĩ về cuộc sống, về quá khứ, hiện tại và cả tương lai với một tâm trạng buồn bã nhất. Đêm đã sầu lại thêm tiếng mưa rơi, làm con người ta cảm thấy nặng nề hơn, có những nỗi buồn, nỗi nhớ trở nên da diết đến quặng thắt nơi lồng ngực để rồi khiến cho tác giả tự nghi hoặc hỏi chính bản thân mình “Không biết đêm nay vì sao tôi buồn? Buồn vì trời mưa hay bão trong tim?”.

“Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
Lời mẹ hiền ru còn nhớ khôn nguôi:
Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời
Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay”

Thì ra nỗi buồn đó bắt nguồn từ nỗi lòng của tác giả, là gánh nặng cơm áo gạo tiền,là sự thiếu thốn tình thương, là một tương lai mịt mờ chưa tỏ lối đi, là một sự trống vắng trong lòng không thể lý giải nổi, là cuộc sống xa nhà, cuộc sống mưu sinh nhưng vẫn là hai bàn tay trắng từ khi bước ra đời đến nay khiến cho nỗi nhớ quê nhà càng thêm da diết và những lời nói của mẹ hiền từ thuở ấu thơ dường như văng vẳng bên tai “Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời. Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay”. Khi bước chân lên thành phố, mong ước của ông đó là mau chóng đến ngày ổn định được cuộc sống, đưa mẹ và các em về phố thị để mọi người lại quây quần bên nhau. Thế mà đến hiện tại ông vẫn chưa thực hiện được điều mong mỏi nhỏ nhoi đó.

“Mưa ơi! Mưa ơi! Còn nhớ thương hoài
Nhớ khi mẹ lo sớm chiều
Nhớ nụ cười khi nâng niu
Đôi tay run run ánh mắt dịu hiền
Biết tìm lại chốn nào
Mẹ ơi biết chăng
Đêm về quạnh hiu”

Các cung nhạc trầm buồn đang chầm chậm dàn trải tâm tư của kẻ xa nhà trong đêm mưa bỗng dâng cao: “Mưa ơi, mưa ơi, còn nhớ thương hoài”, từng lời hát như trút cả tâm can của người viết, từng lời tâm sự như gửi theo cơn mưa, dàn trải nỗi nhớ thương cùng mưa để cho vơi bớt nỗi buồn về những ngày xa quê, xa vòng tay yêu thương của mẹ hiền. Nhớ người mẹ hiền tần tảo, tất tả lo toan cuộc sống, lo từng miếng cơm manh áo cho con khôn lớn, mẹ nâng niu từng nụ cười của đàn con thơ, vì con vui, mẹ có thể gánh hết đau buồn, sống dưới mái tranh nghèo nhưng chan chứa tình thương yêu ấm áp của gia đình.

Những ngày tháng thơ ấu đã qua nhanh tuy cơ cực nhưng đầy tình thương của mẹ, như qua rồi giấc mơ êm đẹp, bây giờ một mình “quạnh hiu” trong căn phòng vắng muốn tìm lại ngày xưa nhưng“biết tìm lại chốn nào”, ngày vui xưa nay không còn nữa, âm điệu bỗng chùng xuống cho người nghe cảm xúc bâng khuâng đến nao lòng.

“Nghe tiếng mưa rơi mà nhớ thương nhiều
Đường về đèn khuya in bóng cô liêu
Ai biết đêm nay tôi vẫn mong chờ
Tìm đâu những phút vui ngày ấu thơ”

Đối với Lam Phương, người nhạc sĩ nghèo lúc bấy giờ thì mẹ là điểm tựa tinh thần, là nơi ông nương tựa mỗi khi cảm thấy cô độc và chơi vơi trên bước đường đời, là người có thể dành cho ông sự yêu thương vô bờ bến. Ông từng tâm sự  “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, lời tâm sự mộc mạc từ tận đáy lòng của một người con dành cho mẹ nghe bùi ngùi biết bao. Bởi thế khi xa mẹ, xa quê hương thì “Nghe tiếng mưa rơi mà nhớ thương nhiều” mưa càng rơi, nỗi nhớ càng vơi đầy. Nhưng bởi vì thương mẹ như thế nên mới phải rời xa quê và chịu cảnh “Đường về đèn khuya in bóng cô liêu” để có một tương lai tốt hơn cho gia đình của mình, để ông có thể phụ gánh san sẻ với gánh nặng mà mẹ đang gồng gánh.

Khi nghe qua ca khúc “ Đèn khuya” chắc hẳn một ai đó là người con xa xứ cũng cảm thấy chạnh lòng và dấy lên niềm thương cảm đối với bản thân, hơn cả đó là nghĩ về mẹ, thương mẹ hơn bao giờ hết. Mẹ – Người đã sinh thành ra ta, tình mẹ cao như mây trời, rộng như biển cả, không gì có thể thay thế được.

“Không biết đêm nay vì sao tôi buồn?
Buồn vì trời mưa hay bão trong tim?
Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm
Để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm

Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
Lời mẹ hiền ru còn nhớ khôn nguôi:
“Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời
Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay”

Mưa ơi! Mưa ơi! Còn nhớ thương hoài
Nhớ khi mẹ lo sớm chiều
Nhớ nụ cười khi nâng niu
Đôi tay run run ánh mắt dịu hiền
Biết tìm lại chốn nào
Mẹ ơi biết chăng
Đêm về quạnh hiu

Nghe tiếng mưa rơi mà nhớ thương nhiều
Đường về đèn khuya in bóng cô liêu
Ai biết đêm nay tôi vẫn mong chờ
Tìm đâu những phút vui ngày ấu thơ”

Tags: Lam PhươngMai Thiên VânThanh Thúy

Related Posts

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?
Bàn tròn âm nhạc

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
Next Post
Cảm nhận ca khúc “Thói đời” – Nhạc phẩm thể hiện rõ nét những mặn chát, chua cay của cuộc đời

Cảm nhận ca khúc “Thói đời” - Nhạc phẩm thể hiện rõ nét những mặn chát, chua cay của cuộc đời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Thế giới du đãng Sài Gòn trước năm 1975: Điền Khắc Kim – Tên du đãng “sính ngoại”

Thế giới du đãng Sài Gòn trước năm 1975: Điền Khắc Kim – Tên du đãng “sính ngoại”

1 năm ago
Đến cuối cùng rồi tất cả đều phải “Về với cát bụi” – Một sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ

Đến cuối cùng rồi tất cả đều phải “Về với cát bụi” – Một sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ

2 năm ago
Những hình ảnh xa xưa sơ khai của vùng đất Chợ Lớn và ý nghĩa danh từ Xì thẩu

Những hình ảnh xa xưa sơ khai của vùng đất Chợ Lớn và ý nghĩa danh từ Xì thẩu

3 năm ago
“Chúng Mình Ba Đứa” – Đôi lời gửi tặng nhau trước khi bước chân vào nơi sa trường đầy hiểm nguy

“Chúng Mình Ba Đứa” – Đôi lời gửi tặng nhau trước khi bước chân vào nơi sa trường đầy hiểm nguy

2 năm ago
Trường đua Phú Thọ – chốn ‘đỏ đen’ một thời của dân Saigon

Trường đua Phú Thọ – chốn ‘đỏ đen’ một thời của dân Saigon

2 năm ago
Bức tranh mưa đêm lạnh giá và nỗi u buồn của con tim tan vỡ trong nhạc khúc “Lạnh Trọn Đêm Mưa” (Huỳnh Anh)

Bức tranh mưa đêm lạnh giá và nỗi u buồn của con tim tan vỡ trong nhạc khúc “Lạnh Trọn Đêm Mưa” (Huỳnh Anh)

1 năm ago
Cuộc đời và sự nghiệp của Minh Hiếu – Nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng với chất giọng khàn đục trời phú.

Cuộc đời và sự nghiệp của Minh Hiếu – Nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng với chất giọng khàn đục trời phú.

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status