Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Hai, Tháng Sáu 5, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận ca khúc “Buồn ơi! Chào mi” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – Khi nỗi buồn trở nên dịu dàng và tinh tế.

by Mẫn Nhi
15/11/2022
in Cảm xúc âm nhạc, Bàn tròn âm nhạc
0
Cảm nhận ca khúc “Buồn ơi! Chào mi” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – Khi nỗi buồn trở nên dịu dàng và tinh tế.

Buồn ơi ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi tình yêu chấp cánh bay đi

Buồn ơi ta đang lẻ loi
Buồn hỡi ta đang đơn côi
Buồn ơi hãy đến với ta
Để quên chuyện tình xót xa

Bài viết hay

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022

Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình
Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi!
Buồn ơi thế nhân là thế
Sao người yêu vẫn mãi say mê

Buồn ơi yêu đương là thế
Sao tình ta mãi mãi đam mê
Người yêu cho ta niềm đau
Buồn hỡi cho ta quên mau
Buồn ơi hãy đến với ta
Để quên chuyện tình xót xa

Những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là minh chứng cho việc kế thừa thành công những tinh hoa của dòng tân nhạc Việt Nam giai đoạn đầu. Các ca khúc của ông mang nét lịch lãm, hiện đại nhưng cũng rất đậm đà, trầm mặc và không kém phần sâu sắc gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe. Đa phần những ca khúc của ông đều viết về những mối tình dang dở, nỗi buồn và sự cô đơn, tuy nhiên không ủy mị, u uất mà lạc quan, hướng đến những điều tươi sáng hơn. Điển hình là ca khúc “ Buồn ơi! Chào mi” được ông sáng tác vào những năm đầu thập niên 1970.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Buồn ơi ta xin chào mi
Khi người yêu ta đã bỏ ta đi
Buồn ơi ta xin chào mi
Khi tình yêu chấp cánh bay đi

Khác với nhiều nhạc sĩ khác, thường miêu tả nỗi buồn qua từng câu từ của bài hát, riêng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong ca khúc “ Buồn ơi! Chào mi”, ông chọn cách đối thoại trực tiếp với nỗi buồn về cuộc tình tan vỡ một cách lạc quan, ông xem nỗi buồn như một người bạn tri kỷ để tâm sự, giãi bày về một tình yêu đã “chấp cánh bay đi”.

Buồn ơi ta đang lẻ loi
Buồn hỡi ta đang đơn côi
Buồn ơi hãy đến với ta
Để quên chuyện tình xót xa

Nỗi buồn trong âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 không đơn điệu, không chỉ là một cảm giác đau thương mà ở đây nỗi buồn trở nên sống động hơn và đầy tính gợi mở. Lời chào “Buồn ơi ta xin chào mi” mang nhiều ẩn ý bên trong. Đó giống như lời chào ông dành cho một người bạn khi gặp mặt, tiếng chào thật nhẹ nhàng và có phần thân quen. Sau một chuyện tình đầy xót xa, lúc “ta đang lẻ loi”, “ta đang đơn côi” thì thứ bên cạnh ta lúc ấy chỉ có nỗi buồn. Nhưng không đặt nặng quá nhiều vào cảm xúc, vì xem nỗi buồn như người bầu bạn vì thế mới có câu: “ Buồn ơi hãy đến với ta. Để quên chuyện tình xót xa”. Khi trút hết nỗi buồn thương, hết nỗi vấn vương thì xem như chuyện tình đã qua được xếp vào quá khứ, liều thuốc cho trái tim tan vỡ lúc ấy là quên đi càng sớm càng tốt.

Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình
Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi!
Buồn ơi thế nhân là thế
Sao người yêu vẫn mãi say mê

Nỗi buồn trong bản nhạc là một người tri kỷ, lắng nghe mọi tâm tư của người nhạc sĩ. Một người bạn lâu năm không cần phải lên tiếng nói bất cứ điều gì, chỉ cần lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh khi cần “Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình. Thì trên đường đời ta có mi buồn ơi!”. Vì thế “buồn” trong nhạc Nguyễn Ánh 9 hiện lên với hình ảnh hết sức dịu dàng và tinh tế. Người nhạc sĩ ấy cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống sau những đau thương, ông đón nhận nỗi buồn một cách nhẹ nhàng, thanh thản, không có sự tuyệt vọng, bi thương. Dẫu rằng đằng sau sự lạc quan ấy, người nghe có thể cảm nhận được đằng sau tâm trạng thư thái khi gọi tên nỗi buồn vẫn phảng phất một nỗi đau thương, tiếc nuối “Buồn ơi thế nhân là thế. Sao người yêu vẫn mãi say mê”.

Buồn ơi yêu đương là thế
Sao tình ta mãi mãi đam mê
Người yêu cho ta niềm đau
Buồn hỡi cho ta quên mau
Buồn ơi hãy đến với ta
Để quên chuyện tình xót xa

Với người nhạc sĩ khi ấy, chắc có lẽ nỗi buồn đã trở thành người bạn đồng hành cùng ông trên những chặng đường đời. Những lúc khó khăn, gian khổ, thất vọng và niềm đau chất chứa thì nỗi buồn lại được gọi tên. Ở đây “buồn” và “ta” là hai cá thể khác nhau, “ta” không hòa mình vào nỗi buồn để đau thương thêm dai dẳng, “ buồn” chỉ nên là một gia vị trong cuộc sống để ta biết trân trọng hơn những tháng ngày hạnh phúc, để “ta” có thể cảm nhận được cuộc đời một cách trọn vẹn hơn.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ: “ Tôi vẫn thường tự nhủ với mình và nói với các con khi ta buồn, ta nên tìm cái vui trong cái buồn..”. Chắc có lẽ vì vậy mà khi nghe ca khúc “ Buồn ơi! Chào mi” nhiều người lại tìm thấy cảm giác bình yên trong tâm hồn, buồn vẫn thấm tận tâm can, nhưng không đưa người ta đến nỗi tuyệt vọng mà đưa ta một chút hy vọng trong góc tối nơi tâm hồn.

Trên nền nhạc Piano dìu dặt, từng lời hát trong ca khúc “Buồn ơi! Chào mi” đưa người nghe đến với nhiều tâm trạng, từ chùng chình giữa nhiều suy tư đến tâm trạng thanh thản như mở ra được nhiều nút thắc trong lòng khiến tâm hồn cứ thế mà bình yên, sâu lắng.

Related Posts

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?
Bàn tròn âm nhạc

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Khách sạn Capitol – Tòa nhà mái chóp nằm góc đường Đồng Khánh, một phần của đường Trần Hưng Đạo ngày nay

Khách sạn Capitol – Tòa nhà mái chóp nằm góc đường Đồng Khánh, một phần của đường Trần Hưng Đạo ngày nay

2 năm ago
Số phận trêu ngươi của anh em danh ca Tuấn Ngọc – Anh Tú

Số phận trêu ngươi của anh em danh ca Tuấn Ngọc – Anh Tú

1 năm ago
Câu chuyệɴ ɴgười troɴg giới giaɴg hồ Sài Gòɴ trước ɴăm 1975: Lâm “chíɴ ɴgóɴ” và ɴhữɴg móɴ ɴợ âɴ oáɴ

Câu chuyệɴ ɴgười troɴg giới giaɴg hồ Sài Gòɴ trước ɴăm 1975: Lâm “chíɴ ɴgóɴ” và ɴhữɴg móɴ ɴợ âɴ oáɴ

1 năm ago
Bí ẩn Kim ấn “Hoàng Đế Chi Bảo” – Truyền Quốc Bảo Tỷ được vua Bảo Đại trao lại cho Cách mạng ngày thoái vị

Bí ẩn Kim ấn “Hoàng Đế Chi Bảo” – Truyền Quốc Bảo Tỷ được vua Bảo Đại trao lại cho Cách mạng ngày thoái vị

2 năm ago
Chuyền tình lãng mạn của chàng thi sĩ Lưu Trọng Lư và “Người Em Sầu Mộng” – Y Vân

Chuyền tình lãng mạn của chàng thi sĩ Lưu Trọng Lư và “Người Em Sầu Mộng” – Y Vân

2 năm ago
Ngô Đình Lệ Quyên – Từ người con út của ông bà Ngô Đình Nhu đến Tiến sĩ Luật dấn thân vì người nghèo

Ngô Đình Lệ Quyên – Từ người con út của ông bà Ngô Đình Nhu đến Tiến sĩ Luật dấn thân vì người nghèo

2 năm ago
Tân Sơn Nhứt trước năm 1975 – Phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới

Tân Sơn Nhứt trước năm 1975 – Phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới

3 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status