Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

”Bài Ca Tết Cho Em” – Lời tỏ tình ngọt ngào lãng mãn của nhạc sĩ Quốc Dũng

by Mẫn Nhi
18/10/2022
in Cảm xúc âm nhạc
0
”Bài Ca Tết Cho Em” – Lời tỏ tình ngọt ngào lãng mãn của nhạc sĩ Quốc Dũng

Những tình khúc của nhạc sĩ Quốc Dũng đều thấp thoáng bóng dáng những mỹ nhân từng đi qua cuộc đời ông. Tuy nhiên phải đến khi viết ca khúc “Bài ca Tết cho em” thì nhạc sĩ Quốc Dũng mới tìm thấy được hồng nhan tri kỷ của cuộc đời mình, đó là ca sĩ Bảo Yến. Cô là “nàng thơ” trong nhiều bài hát và là người thể hiện trọn vẹn nhất những ca khúc của ông.

Nhạc sĩ Quốc Dũng bộc lộ năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Ông là một hiện tượng đặc biệt của nhạc Việt khi ông không chỉ sáng tác, thể hiện mà còn là một nhạc sĩ hòa âm phối khí tài ba. Âm nhạc của ông cũng rất đa dạng từ nhạc xưa, bolero trữ tình đến nhạc trẻ sôi động… Mùa xuân năm 1968, ca khúc đầu tay “Em đã thấy mùa xuân chưa” của chàng trai Quốc Dũng 17 tuổi được tung ra thị trường băng đĩa và được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt.

Bài viết hay

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng có một tuổi thanh xuân khiến nhiều người phải ganh tị. Không những tài hoa về âm nhạc mà ông còn rất điển trai được nhiều mỹ nhân vây quanh thầm thương trộm nhớ. Ông từng được đạo diễn Lê Dân mời đảm nhận vai chính trong bộ phim “Trường làng tôi”. Nhưng ít ai biết được rằng, cuộc đời của Quốc Dũng là những chuỗi ngày kỳ lạ. Cho đến tận bây giờ ông vẫn chưa xác định được quê quán của mình. Ông chỉ nghe ông nội nói là người Vinh, Nghệ An. Nhạc sĩ Quốc Dũng kể , nếu hồi tưởng về thời niên thiếu thì ông chẳng có gì để kể ngoài âm nhạc. Vì mải mê với những cung đàn nhạc điệu nên ông đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tìm hiểu về quê hương, gốc gác của mình. Nhiều lúc ông rất buồn vì bản thân có nhiều thứ những cái vô giá nhất là tình quê hương thì mình lại không có.

Vào thập niên 80 của thế kỉ 20, ca sĩ Bảo Yến với nhan sắc lộng lẫy và nổi tiếng bậc nhất trong giới ca sĩ ở Sài Gòn. Lấy được Bảo Yến làm vợ, nhạc sĩ Quốc Dũng vui mừng , hạnh phúc như trúng số độc đắc. Trong niềm vui sướng đó đã tạo cảm hứng lai lang cho Quang Dũng viết “Bài ca tết cho em” để tặng người vợ mới cưới. Danh ca Bảo Yến từng chia sẻ, dù hát “Bài ca Tết cho em” rất nhiều lần nhưng lần nào chị cũng dạt dào cảm xúc khi nhớ lại kí ức ngọt ngào về cuộc tình thuở chớm nở với ông xã của mình. Ca khúc luôn gợi lại cho Quốc Dũng và Bảo Yến những ký ức đẹp về mối tình nồng nhiệt, say đắm:

“Tết này anh không thèm kẹo mứt
Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng.
Tết nay anh không thèm đi chơi,
Xi-nê hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu…
Vì đã có em đem lại mộng đời,
Tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui.
Tết nay anh không thèm đốt pháo,
Vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi!”

Quốc Dũng mô tả một cái Tết không có quà, không có bánh kẹo mứt Tết, nhưng chính tình yêu đã đem đến hương vị ngày Tết cho cả hai. “Tết này anh không thèm kẹo mứt, Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng”.  Tiếp đến là một cái Tết không đi chơi, không Xi-nê, nhạc hội, không đi du lịch Đà Lạt, Vũng Tàu nhưng đã có em đem lại “mộng đời”. Và “mộng đời” đó “tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui”. Ngày Tết chỉ ở nhà không đi chơi những tác giả vẫn chan chứa niềm vui vì đã có vợ là nguồn vui ở nhà. Ngày Tết tác giả cũng không cần đốt pháo vì tiếng cười của người vợ cũng đã đủ làm ông rộn ràng trong lòng rồi.  Lời ca của tác giả nghe thật ấm áp, không riêng gì Bảo Yến mà bất kì cô vợ nào khi nghe được những lời tâm sự như vậy cũng không thể không xúc động và cảm thấy ấm áp cho được.

“Tết này anh không thèm chơi đánh bài
Vì trong vòng tay anh đã có em ngọc ngà.
Tết này anh cũng chẳng chơi hoa
Vì môi em cười như chứa cả vườn xuân”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Đàm Vĩnh Hưng trình bày

Tết năm nay có được vợ vừa xinh đẹp lại giỏi giang, tác giả vui mừng đến độ không cần làm những việc mà như mọi khi vẫn thường làm vào ngày Tết. Tác giả “ không thèm chơi đánh bài” “Vì trong vòng tay anh đã có em ngọc ngà”, tác giả “cũng chẳng chơi hoa” “Vì môi em cười như chứa cả vườn xuân”. Lối hành văn của tác giả thật biết “xu nịnh” người khác. Tác giả miêu tả vợ mình thật đẹp “em ngọc ngà”, “môi em cười như chứa cả vườn xuân”.Thật, mùa xuân đúng là mùa của đôi lứa và tình yêu. Tình yêu của Quốc Dũng và Bảo Yến thật khiến người ta phải ghen tị. Ca khúc “Bài ca Tết cho em” đã chứng kiến biết bao nhiêu cái Tết nhiều nồng nàn, đắm say cũng lắm hờn ghen của đôi vợ chồng này.

Vào dịp mùa xuân năm 1988, với giai điệu nghe ngọt ngào, ấm áp và ca từ hoa mỹ, ca sĩ Bảo Yến đã hát “ Bài ca Tết cho em” và chinh phục được hàng triệu khán giả nghe nhac thời đó. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Quốc Dũng đã tạo cho mình một phương châm sống: “Sống âm thầm, yêu da diết, viết như định mệnh”. Mùa xuân là mùa của hạnh phúc, lứa đôi, chính vì vậy bài hát “Bài ca Tết cho em” chứa chan nhiều ý nghĩa mà Quốc Dũng muốn gửi gắm về tình yêu lứa đôi đó.

Tags: tết

Related Posts

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ
Cảm xúc âm nhạc

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…
Cảm xúc âm nhạc

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Next Post
Tết ở miền Nam trước 1975 khác bây giờ như thế nào?

Tết ở miền Nam trước 1975 khác bây giờ như thế nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Тúʏ Сɑ” (Сһâᴜ Kỳ & тһơ Тгươпɡ Mɪпһ Dũпɡ) – Mượп гượᴜ զᴜêп ѕầᴜ, ᴍượп ᴄơп ѕɑʏ զᴜêп ᴆɪ пɪềᴍ ᴆɑᴜ ᴄһôп ɡɪấᴜ

1 năm ago
“Ngoại Ô Buồn” (Anh Bằng) – Chiến tranh đã đi qua nhưng niềm đau vẫn còn mãi nơi vùng quê nhỏ ngoại ô

“Ngoại Ô Buồn” (Anh Bằng) – Chiến tranh đã đi qua nhưng niềm đau vẫn còn mãi nơi vùng quê nhỏ ngoại ô

1 năm ago
Ký ức Bất Ngờ về nét đẹp văn minh của người Saigon xưa trong mắt một người Bắc Kỳ: Văn Minh hơn cả Nhật Bản.

Ký ức Bất Ngờ về nét đẹp văn minh của người Saigon xưa trong mắt một người Bắc Kỳ: Văn Minh hơn cả Nhật Bản.

2 năm ago

Loạt ảnh về chuyến “vi hành” của vua Khải Định sang Pháp – Lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài

2 năm ago
Những hình ảnh chân thật về Chợ Sài Gòn xưa cách đây 50-60 năm – Nơi phản ánh chân thật đời sống của người dân: Phần 1

Những hình ảnh chân thật về Chợ Sài Gòn xưa cách đây 50-60 năm – Nơi phản ánh chân thật đời sống của người dân: Phần 1

2 năm ago
Cảm nhận ca khúc “Căn Nhà Ngoại Ô” – Tôi ở ngoại ô, một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền

Cảm nhận ca khúc “Căn Nhà Ngoại Ô” – Tôi ở ngoại ô, một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền

2 năm ago
Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status