Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Hai, Tháng Ba 27, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

“Anh Cứ Hẹn” – Nhạc phẩm của sự kết hợp tuyệt hảo giữa thi sĩ Hồ Dzềnh và nhạc sĩ Anh Bằng

by Mẫn Nhi
17/10/2022
in Cảm xúc âm nhạc
0
“Anh Cứ Hẹn” – Nhạc phẩm của sự kết hợp tuyệt hảo giữa thi sĩ Hồ Dzềnh và nhạc sĩ Anh Bằng

Nhạc phẩm “ANH CỨ HẸN” được nhạc sĩ Anh Bằng phổ theo bài thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh mang tên “Ngập Ngừng”. Bài thơ này nằm trong tuyển tập tác phẩm Quê Ngoại xuất bản lần đầu tiên vào năm 1942.

Thi sĩ Hồ Dzếnh sinh năm 1916, cái tên không còn xa lạ trong giới yêu thơ, tên thật của ông là Hà Triệu Anh hay là Hà Anh (gọi theo tiếng Quảng Đông là Hồ Dzếnh). Ông được mọi người biết đến là tác giả của tập thơ “Quê Ngoại”, nổi danh với chất thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ông cho đăng rất nhiều bài thơ, nhiều mẫu truyện ngắn lên các báo cùng với các vở kịch đã công diễn, nhưng chưa xuất bản. Đặc biệt khi nhắc đến nhạc sĩ Hồ Dzếnh, mọi người sẽ nhớ ngay đến bài thơ “Chiều” được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc, bài này khá nổi tiếng tại thời điểm đó. Còn bài thơ “Ngập Ngừng” của ông cũng được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc như Hoàng Thanh Tâm (Em cứ hẹn), Trần Thiện Thanh (Chuyện hẹn hò), Anh Bằng – “ANH CỨ HẸN”,….

Bài viết hay

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Nhạc sĩ Anh Bằng và Thi sĩ Hồ Dzếnh

Phần về nhạc sĩ Anh Bằng, ông sinh năm 1926 tại Nga Sơn – Thanh Hóa, ông là một người nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc vàng lẫn nhạc hải ngoại. Tên tuổi của Anh Bằng được xem là gạo cội của dòng nhạc trữ tình. Những ca khúc của ông đã gieo vào lòng người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ông được mọi người biết đến là một người nhạc sĩ tài hoa với hơn 650 tình khúc vượt thời gian, rất nhiều sáng tác của ông đã đi sâu vào lòng người và vẫn còn lưu truyền đến hiện tại như: Chuyện tình Lan và Điệp, Sầu lẻ bóng, Bây giờ còn nhớ hay không, Khúc thụy du,….Ông cũng là một trong những nhạc sĩ được xem là “mát tay” khi phổ thơ thành nhạc và để lại tiếng vang vô cùng lớn, đặc biệt là nhạc khúc “ANH CỨ HẸN” được phổ từ tuyệt phẩm thơ của thi hào Hồ Dzếnh.

Bài thơ “Ngập Ngừng” có ý tưởng rất mới lạ và độc đáo, bài thơ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho những người yêu thi ca. Có lẽ vì lẽ đó nhiều nhạc sĩ đã lựa chọn để phổ thành những tuyệt phẩm nhạc khúc. Không khí bàng bạc, tính chất lãng mạn và tràn đầy thi vị đã làm cho “Ngập Ngừng” không ngừng lan tỏa. Qua nhạc phẩm của nhạc sĩ Anh Bằng – “ANH CỨ HẸN” càng đi sâu vào lòng người thưởng ngoạn nghệ thuật. Bài hát làm sáng tỏ nên một quan niệm mới mẻ về tình yêu thời điểm bấy giờ: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề.”. Nó khác hoàn toàn với những quan niệm xưa về mối tình đôi lứa, sắt son hẹn thề. Không phải cứ yêu nhau, đến với nhau là hạnh phúc, cái kết của một mối tình đẹp chưa hẳn là cổng nhà vu quy, “đôi ta như chim liền cánh, như cây liền cành”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Anh cứ hẹn do ca sĩ Như Quỳnh trình bày.

“Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé

Để một mình em dạo phố lang thang

Quán vắng quanh đây nụ hôn má nồng nàn

Em bước vội để che hồn trống vắng

 

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé

Để chuyện tình em đợi đến si mê

Những lúc xa nhau là tiếng sóng gần kề

Không dỗi hờn xót xa làm ướt mi

 

Tình yêu chỉ đẹp phút hẹn thề

Tình yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam mê

Tình như trái mộng chín rung rinh trên đầu cành

Tình như nắng lụa hóa mộng mơ…”

Nghe tới đây, có ai cảm thấy hoài niệm về những mối tình dang dở của bản thân không? Yêu là những lỡ hẹn, những lần làm người thương buồn bã, nhưng lại dễ làm lành bởi vài động tác an ủi nhỏ nhoi. Yêu là những lúc xa nhau cảm thấy tim như trống vắng, trông ngóng ngày gặp lại. Yêu là hẹn thề đủ điều, mơ mộng đủ kiểu, nhưng chưa biết rằng một khi rơi vào vòng vây của hôn nhân nó sẽ ra sao?

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do ca sĩ Cát Lynh trình bày

Tình yêu mong manh lắm! Nó như “trái mộng chín rung rinh trên đầu cành” bất cứ lúc nào cũng có thể rơi rụng xuống mặt đất lạnh lẽo như tình yêu khi nào cũng có thể rơi vào chia ly. Nó như một giấc mộng đẹp, mở mắt ra mọi thứ đều hóa hư không. Có thể tiếc nuối, có thể lưu luyến, nhưng đừng quá bi lụy vì chưa chắc nó sẽ là bến đỗ bình yên cho bạn.

“…Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé

Tình chỉ đẹp khi còn dở dang thôi

Những cánh thư yêu đừng nên kết vội vàng

Những cánh buồm đừng nên dừng bến đỗ…”

Khi yêu, đôi ta thường hay mộng mơ – mơ mộng rất nhiều, vì vậy tình yêu chưa trọn lúc nào cũng ngọt ngào, lúc nào cũng được xây bởi thế giới màu hồng. Tình yêu không trọn vẹn khiến cả đời người cảm thấy nuối tiếc, có người vì tình dang dở mà sống cả một cuộc đời cô độc chỉ để ôm mãi mối tình ngàn năm mơ mộng. Khi thành vợ chồng rồi, thì những bản chất ẩn sâu nhất trong lòng mỗi người đều được bộc lộ ra hết, cũng từ đó, giấc mộng tình tan vỡ. Người người ồ ạt, lao vào cuộc sống thực tại, mộng mị về tình yêu được thay thế bằng cơm áo gạo tiền. Khó khăn của cuộc sống khiến người ta quên đi ý nghĩ chân thật, đó là tình yêu, bởi thế Anh Bằng mới khuyên chúng ta rằng: Hãy sáng suốt lên, người ta yêu chưa chắc là người mà ta có thể sống chung cả đời, “những cánh thư yêu đừng nên kết vội, những cánh buồm đừng nên dừng bến đỗ”,…..

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé

Cuộc đời buồn khi tình đã lên ngôi

Có biết bao nhiêu tình say đắm tuyệt vời

Đều dở dang như tình mình thế thôi.”

Một khi chấp nhận lao đầu vào một cuộc tình, đã đồng nghĩa với việc chúng ta có thể đau buồn vì yêu. Không phải ai yêu cũng hạnh phúc trong biển tình ngọt ngào, nhưng cũng không phải ai khi yêu cũng chìm đắm trong nước mắt đau thương. Rất nhiều cuộc tình đẹp, họ yêu nhau tha thiết, những tưởng sẽ được về chung một mái nhà, nhưng vẫn sẽ có lý do để họ chia xa. Tình cảm không trọn vẹn, chúng ta cũng đừng nên oán trách một ai, chỉ trách bản thân gặp đúng người nhưng chưa đúng thời điểm, tình yêu đẹp nhưng lại chưa thể bên nhau mãi mãi, nên đành “dang dở như tình mình thế thôi”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Cardin, Trish Thùy Trang, Dạ Nhật Yến, Thùy Hương trình bày

Nhạc khúc của nhạc sĩ Anh Bằng không chỉ để người nghe cảm nhận bằng tai, mà còn là cảm nhận bằng trái tim. Ngoài tình yêu quê hương xứ sở, những triết lý về con người, cố nhạc sĩ Anh Bằng còn mang đến cho người nghe những tác phẩm về tình yêu đắm say, những cuộc tình không trọn vẹn được trải qua bằng chính cuộc đời ông. Ca khúc “ANH CỨ HẸN” dù là bản nhạc phổ thơ, nhưng trong bài hát chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảm của tác giả khi nói đến cuộc tình dang dở, đẹp nhưng cũng đủ khiến người nghe não lòng.

Trích lời bài hát Anh cứ hẹn:

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Để một mình em dạo phố lang thang
Quán vắng quanh đây nụ hôn quá nồng nàn
Em bước vội để che hồn trống vắng

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Để chuyện tình em đợi đến si mê
Những lúc xa nhau là tiếng sóng gần kề
Không dỗi hờn xót xa làm ướt mi

Tình yêu chỉ đẹp phút hẹn thề
Tình yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam mê
Tình như trái mộng chín rung rinh trên đầu cành
Tình như nắng lụa hóa mộng mơ

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Tình chỉ đẹp khi còn dở dang thôi
Những cánh thư yêu đừng nên kết vội vàng
Những cánh buồm đừng nên dừng bến đỗ

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Cuộc đời buồn khi tình đã lên ngôi
Có biết bao nhiêu tình say đắm tuyệt vời
Đều dở dang như tình mình thế thôi.

Related Posts

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương
Cảm xúc âm nhạc

“Hải ngoại thương ca” (Nguyễn Văn Đông) – Dân tộc cả nước và Kiều bào tứ phương cùng chung tay xây dựng quê hương

01/09/2022
“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ
Cảm xúc âm nhạc

“Hẹn hò” – Nhạc khúc về câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

26/10/2022
“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…
Cảm xúc âm nhạc

“Hai năm tình lận đận” (Phạm Duy & Nguyễn Tất Nhiên) – Thất vọng chính là thất vọng, đau thương vẫn hoàn đau thương…

14/10/2022
Next Post
Tuyển tập những ca khúc hay được thu âm trước năm 1975 của ca sĩ Hoàng Oanh

Tuyển tập những ca khúc hay được thu âm trước năm 1975 của ca sĩ Hoàng Oanh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Sài Gòn của những năm 1930 – Nét đẹp duyên dáng của thời trang truyền thống miền Tây “Áo Bà Ba”

Sài Gòn của những năm 1930 – Nét đẹp duyên dáng của thời trang truyền thống miền Tây “Áo Bà Ba”

1 năm ago
Ghé thăm lại con phố cũ của Sài Gòn xưa những năm 1967 qua loạt ảnh màu sắc nét của nhiếp ảnh gia Eaindy

Ghé thăm lại con phố cũ của Sài Gòn xưa những năm 1967 qua loạt ảnh màu sắc nét của nhiếp ảnh gia Eaindy

1 năm ago
Lý do tại sao gọi “Trong Nam, Ngoài Bắc”, “Vô (Vào) Nam, Ra Bắc”?

Lý do tại sao gọi “Trong Nam, Ngoài Bắc”, “Vô (Vào) Nam, Ra Bắc”?

2 năm ago
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nguyễn Ánh 9 – Người nhạc sĩ, nhạc công tài ba đã để lại cho đời những khoảnh khắc thăng hoa, say đắm trong cõi tình.

3 năm ago
Bước chân lẻ loi cùng tiếng nỉ non của người con gái nhỏ trong “Khóc Thầm” (Lam Phương) khiến ai cũng phải nao lòng

Bước chân lẻ loi cùng tiếng nỉ non của người con gái nhỏ trong “Khóc Thầm” (Lam Phương) khiến ai cũng phải nao lòng

1 năm ago
Những vũ trường khét tiếng ở Sài Gòn ngày ấy và bây giờ – Nơi vẫn tiếp tục phát triển, nơi lại chôn vùi trong phế tích 

Những vũ trường khét tiếng ở Sài Gòn ngày ấy và bây giờ – Nơi vẫn tiếp tục phát triển, nơi lại chôn vùi trong phế tích 

2 năm ago
Tượng Đài Léon Gambetta với số phận bi hài nhất Sài Gòn – Phải di dời đến lần thứ 3 mới tìm được nơi chốn

Tượng Đài Léon Gambetta với số phận bi hài nhất Sài Gòn – Phải di dời đến lần thứ 3 mới tìm được nơi chốn

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status