Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Bàn tròn âm nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình của cố nhạc sĩ Lam Phương với danh ca Bạch Yến

by Mẫn Nhi
23/12/2021
in Bàn tròn âm nhạc
0
Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình của cố nhạc sĩ Lam Phương với danh ca Bạch Yến

Lam Phương có vợ vẫn ôm 'Tình bơ vơ' với danh ca Bạch Yến

Trước đây, Lam Phương từng yêu Bạch Yến đắm say. Mối tình đầu hoa mộng đã không thành vì Bạch Yến từ chối, mặc cho Lam Phương đã bắt đầu thành danh và trở thành thần tượng của nhiều cô gái Sài Gòn. Túy Hồng (người vợ kết hôn với Lam Phương từ năm 1959) có ghen, nhưng không thể hiện điều đó ra ngoài. Có lẽ bà hiểu rằng, mất đi những tình yêu trong trái tim đa cảm của chồng, thì Lam Phương khó viết được nhạc tình nữa. Bà tôn trọng không gian riêng trong tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn của chồng mình.

Trở lại với Bạch Yến, sau thành công của Đêm đông, con chim yến trắng quyết định bay cao, không cam phận hát mãi ở sân khấu Sài Gòn.

Bài viết hay

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

27/09/2022

Năm 1961, Bạch Yến mới 19 tuổi, có chút vốn liếng kinh nghiệm và cả tài chính từ những năm tháng hát trong ban nhạc Philippine của ông bầu Ely Javier, đã quyết định qua Pháp du học về thanh nhạc. Bạch Yến ra đi, bỏ lại sau lưng quá khứ chán chường, nghèo khó với tuổi thơ gia đình tan vỡ. Cả trận hỏa hoạn thiêu rụi ngôi nhà duy nhất mà cô nương náu vào năm 1954 cũng đáng để xóa nhòa trong cô. Cô cũng cố quên chuỗi ngày mới mười hai tuổi đã cùng đứa em trai chín tuổi biểu diễn mô-tô trong cái lồng được mô tả “như ống cống” bay kiếm tiền mà hậu quả là vụ tai nạn suýt lấy đi mạng sống của cả hai chị em!

Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ.

Bạch Yến rũ bỏ được tất cả quá khứ tủi khổ của mình thì Lam Phương ôm khung trời hoài niệm người tình thuở xưa. Cảm tác biệt ly nhuốm đầy các trang nhạc của Lam Phương giai đoạn này. Cuộc chia ly dẫu chỉ dành cho Bạch Yến cũng đã mở ra rất nhiều cuộc chia ly về sau trong cuộc đời người nghệ sĩ đa đoan. Thời kỳ này ông viết: Tình bơ vơ, Thu sầu, Phút cuối, Chờ người, Xin thời gian qua mau…

Lam Phương chưa từng nói các ca khúc này sáng tác cho Bạch Yến. Bạch Yến cũng phủ nhận mình là hình ảnh, là nguồn cảm hứng của các bản nhạc ở giai đoạn này của Lam Phương. Tuy vậy, từ năm 1961, mốc thời gian Bạch Yến ra nước ngoài tu nghiệp, Lam Phương đã viết các ca khúc trên. Trả lời phỏng vấn nhà báo Hoàng Nguyên Vũ trong cuốn Thân phận và Hào quang, nữ danh ca Bạch Yến cho biết, Túy Hồng nhiều lần nói rằng, hàng trăm sáng tác của Lam Phương là dành cho Bạch Yến. Người bàn bà đầu ấp tay gối luôn có những nhạy cảm trước sự khác thường từ nơi chồng…

Bạch Yến cũng thổ lộ thêm, bà đã từng từ chối lời cầu hôn của Lam Phương và nhận lời kết hôn với nhạc sĩ Trần Quang Hải (con trai Giáo sư Trần Văn Khê) chỉ sau 24 giờ quen nhau. Lam Phương đã có những tình cảm rất thân tình trong gia đình của Bạch Yến và nhạc sĩ Trần Quang Hải cũng dành cho Lam Phương sự quý mến đặc biệt.

Cuộc đời đã đáp lại chút hoài vọng thành công của Bạch Yến khi tại châu Âu, cô liên tục có đất diễn và thu nhập ổn định. Nhưng rồi ở trời Tây, việc một nữ ca sĩ gốc Á hát hay thì cũng chỉ là một gương mặt xa lạ trong nền âm nhạc khắt khe, kinh viện. Hai năm sau, cô trở lại Việt Nam và “trụ lại ở phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường, một người từng sống lâu năm ở Pháp. Bấy giờ Bạch Yến đã bước sang tuổi 21, và đã trải qua bảy năm sống đời ca hát với những thành công rực rỡ. Cô được nhiều phòng trà, vũ trường mời gọi”.

Và vẫn với lời kể của Bạch Yến qua cuộc phỏng vấn trong cuốn Thân phận và Hào quang, cô cho biết: Năm 1965, Ed Sullivan mời Bạch Yến sang Mỹ. Các chương trình trình diễn của Ed Sullivan lúc ấy cực kỳ ăn khách, giới thiệu tất cả những ban nhạc và ca sĩ hàng đầu của Mỹ, Anh và thế giới, có show thu hút đến 35 triệu người xem. Bạch Yến lên hát show này và rồi được mời nán lại đi lưu diễn khắp Mỹ châu thêm 12 năm nữa, bên cạnh những nghệ sĩ lừng danh của Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone… Có thể nói, Bạch Yến là ca sĩ Việt Nam duy nhất hiện diện bên cạnh những nghệ sĩ quốc tế trong hơn một thập niên.

Danh ca Bạch Yến nổi tiếng bởi thanh lẫn sắc.

Hai năm ngắn ngủi ở Việt Nam với ra đi – trở về – lại ra đi, Bạch Yến đã treo lên khuông nhạc Lam Phương những nốt sầu diệu vợi. Lần cuối cùng ấy, Lam Phương gọi là Tình bơ vơ.

“Ngày mình yêu
Anh đâu hay tình ta gian dối
Để bước phong trần tha hương
Em khóc cho đời viễn xứ
Về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi
Gom góp yêu thương quê nhà
Dâng hết cho người tình xa.”

Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận xét về ca từ của Lam Phương trong cuốn Bông hồng tạ ơn: Lam Phương không phải là người có ưu thế khi viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người khác đã làm.

Công chúng yêu nhạc Lam Phương đã rất có lý khi yêu Tình bơ vơ và còn hát mãi cho tới ngày nay, bất kể trong nước hay hải ngoại. Bản nhạc có lời giản dị, kể chuyện nhưng vẫn mang tính dự cảm về một định số “viễn xứ” mở ra kết cục “cuối cùng là tình bơ vơ”…

Tình bơ vơ thuần túy là một bản tình ca, nhưng hiếm có bài hát nào có số phận trớ trêu và lận đận như ca khúc này.

Theo Vietnamnet

Related Posts

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?
Bàn tròn âm nhạc

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.
Bàn tròn âm nhạc

Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

27/09/2022
Next Post
Mộng đẹp như mơ, Tình đẹp như thơ cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong nhạc phẩm “Túp Lều Lý Tưởng”

Mộng đẹp như mơ, Tình đẹp như thơ cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong nhạc phẩm “Túp Lều Lý Tưởng”

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Soi “sắc – tình” của các mỹ nhân nức tiếng Saigon xưa: Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, Kim Loan .v.v.

Soi “sắc – tình” của các mỹ nhân nức tiếng Saigon xưa: Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, Kim Loan .v.v.

2 năm ago
“Tình đẹp như mơ”- Một chút tiếc nuối về mối tình đẹp như mơ của nhạc sĩ Lam Phương.

“Tình đẹp như mơ”- Một chút tiếc nuối về mối tình đẹp như mơ của nhạc sĩ Lam Phương.

2 năm ago
Cuộc đời của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – Người nhạc sĩ gạo cội của nền tân nhạc Việt Nam

Cuộc đời của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – Người nhạc sĩ gạo cội của nền tân nhạc Việt Nam

2 năm ago
Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

2 năm ago
Đôi điều về ký ức cũ, hương vị xưa – Nước mắm tĩn

Đôi điều về ký ức cũ, hương vị xưa – Nước mắm tĩn

1 năm ago
Sài Gòn xưa – Vẻ đẹp còn mãi với thời gian (Phần 3)

Sài Gòn xưa – Vẻ đẹp còn mãi với thời gian (Phần 3)

1 năm ago
Cuộc đời chính trị và binh nghiệp của tướng Nguyễn Cao Kỳ – Phó tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà

Cuộc đời chính trị và binh nghiệp của tướng Nguyễn Cao Kỳ – Phó tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status