Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
No Result
View All Result
Góc Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Góc Xưa
No Result
View All Result
Home Bàn tròn âm nhạc

Khám phá sự thật về đời sống của những ca sĩ hải ngoại: Chỉ một cái ôm cũng đủ thấy ấm lòng.

by Mẫn Nhi
17/10/2022
in Bàn tròn âm nhạc
5
Khám phá sự thật về đời sống của những ca sĩ hải ngoại: Chỉ một cái ôm cũng đủ thấy ấm lòng.

Người Việt xa xứ, một cái ôm cũng đủ để tất cả ấm lòng. Đặc biệt là nghệ sĩ hải ngoại, một chút yêu thương, chia sẻ đùm bọc chính là món quà quý giá mà không gì có thể đổi lấy.

Đời nghệ sĩ vốn bạc và lắm truân chuyên đặc biệt là nghệ sĩ xa xứ. Rời khỏi quê hương để lập nghiệp nơi đất khách vốn đã rất khó và khổ, họ là nghệ sĩ đam mê ánh đèn sân khấu và nghệ thuật lại càng trắc trở hơn. Khoảnh khắc đẹp nhất của người nghệ sĩ hải ngoại chính là được bên nhau để giúp đỡ những lúc khó khăn.

Bài viết hay

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

27/09/2022

Nghệ sĩ hải ngoại đều được sinh ra và lớn lên tại việt Nam nên kí ức của họ về Việt Nam rất sâu đậm. Vậy nên dù sống nơi đất khách mấy chục năm thì họ vẫn giữ được văn hóa, đời sống, món ăn, trang phục,…của Việt Nam. Thậm chí Bằng Kiều còn tự đặt tên cho con đường trước nhà là Ngô Sĩ Liên để ghi nhớ nơi anh được sinh ra và khôn lớn.

Cũng vì vậy mà phong cách trình diễn, sáng tác cho đến cách thể hiện cũng mang dấu ấn riêng, rất Việt Nam.

Dù là có tên tuổi, có nổi tiếng nhưng khi sang nước ngoài những nghệ sĩ này vẫn chịu rất nhiều gian khổ. Để có tiền sống, họ phải đánh đổi rất nhiều thứ và gần như cơ hội lên sân khấu của họ là rất ít. Vì vừa sang nước ngoài nên công việc của họ rất cực khổ nhưng thu nhập lại rất thấp.

Danh ca Khánh Ly, giọng hát vàng của giai đoạn trước đã phải chật vật làm đủ nghề để sống. Cô nhặt đồ người khác bỏ đi mà mang về sử dụng. Cô chia sẻ:

“Tôi sang Mỹ với hai bàn tay trắng, không có một xu dính túi. Trước đó, tôi còn phải đi chùi văn phòng, dọn dẹp toilet cho trường mẫu giáo.

Lúc đó, ai kêu tôi đi làm gì tôi làm đó. Tôi phải quên mình đi vì mình chẳng là gì ở Mỹ hết. Tôi chỉ muốn phải làm sao kiếm được việc làm để không phải ăn nhờ ở đậu ai hết và lo được cho con mình.

Tôi cũng bắt đầu đi kiếm, đi xin những đồ người ta bỏ lại như bếp, rồi kêu người đến lắp gas, lắp điện“.

Trước khi sang Mỹ, cát xê của những nghệ sĩ này thuộc vào hàng cao ngất. Danh ca Lệ Thu kể rằng:

“Tiền cát xê tôi được trả phải nhét vào bao bố mang về. Một triệu một tháng là số tiền quá nhiều.

Ngày đó, lương công chức cao cấp là 32 ngàn, một lượng vàng chỉ khoảng một ngàn hay 500 đồng gì đó, tôi không nhớ rõ”.

Thế nhưng sau khi sang nước ngoài, chính cô lại không một xu dính túi. Một thời huy hoàng là vậy nhưng đến hải ngoại cô không có tiền mà cắt tóc.

Cô nhớ lại:

“Thời gian đầu sang hải ngoại, tôi nghèo lắm. Lúc đó, tôi còn đang sống tại một đảo, tóc dài mà còn không có tiền cắt tóc. Một lần nọ, không biết ai gửi cho anh Hoàng Thi Thao (nhạc công vĩ cầm) tiền, anh ấy cho tôi ba đồng và nói: “Cầm tiền mà đi cắt tóc đi”.

Tôi nhận ba đồng đó, nhưng lại không cắt tóc mà đi mua rau muống với cá. Sở dĩ như vậy vì trên đảo tôi ở chỉ toàn ăn đồ hộp, không có đồ tươi. Tôi thèm quá nên mới mua cá và rau muống về luộc”.

Về sau, những thế hệ nghệ sĩ đàn em sang hải ngoại cũng không tốt hơn bao nhiêu. Ca sĩ Phi Nhung đã phải làm việc nát cả tay để kiếm tiền sống và nuôi con. Cô hồi tưởng:

“Sang Mỹ, tôi phải đi may thảm cho một hãng thảm. Được 6 tháng, tôi muốn kiếm thêm tiền gửi về cho các em nên đi làm lợp tôn. Tôi làm lợp tôn 2 tháng thì tay chân nát hết, đành phải nghỉ.

Xưởng may chỉ làm các ngày trong tuần nên tới thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, tôi tiếp tục đi làm nhà hàng, tranh thủ học thêm tiếng Anh. Tôi phải đi lau dọn, cọ rửa mọi thứ cho nhà hàng.

Tôi sống quá cực khổ, khổ đến cùng cực, khổ không thể tưởng tượng được.

Tôi đi làm vất vả, kiếm từng đồng một để trả tiền nhà, tiền xe. Đến cái chén ăn cơm tôi cũng phải bỏ tiền ra mua. Tiền đó ở đâu mà có? Đó là tiền tôi phải đi làm cực nhọc kiếm ra, chứ đâu được ai cho.

Thậm chí, ngay cả đi sinh con, tôi cũng phải tự động lái xe một mình. Sinh con xong, tôi lại phải lái xe một mình về. Tôi đặt con bên cạnh, cứ thế lái xe về nhà, không có bất cứ ai ở bên chăm sóc, cha mẹ không, chồng cũng không”.

Nghệ sĩ Như Quỳnh, Ngọc Lan phải đi làm phục vụ, chạy bàn cho nhà hàng để kiếm tiền. Linda Trang Đài đi phát tờ rơi kiếm sống. Nghệ sĩ Thanh Hà làm 13 nghề với mức lương 3 đô/ giờ. Cô kể:

“Tôi đã từng trải qua 13 nghề nghiệp khác nhau trước khi trở thành một ca sĩ, từ những nghề phổ thông tay chân như phụ bếp, sản xuất bật lửa, đến công việc tại một hãng kính áp tròng. Tôi phải đi phụ việc bếp trong các nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald, Burger King…”.

Mặt khác tuổi thơ của nghệ sĩ hải ngoại mang nhiều cay đắng. Nghệ sĩ Phi Nhung và Thanh Hào không có cha, sống xa gia đình và tự mình kiếm sống.

Jimmii Nguyễn chứng kiến em gái và người yêu sắp cưới của mình trước mắt. Nghệ sĩ Bạch Yến lái mô tô kiếm tiền từ năm 12 tuổi, bị tai nạn mô tô 2 lần bị cả mô tô đè lên người.

Ca sĩ Minh Tuyết hồi tưởng lại nỗi cô đơn mà rướm nước mắt:

“Trong 3 năm đầu qua Mỹ, tôi khóc nhiều vô cùng vì cô đơn tột độ. Tôi chỉ sống một mình, không có bất cứ ai bên cạnh.

Tôi vừa cô đơn, vừa lẻ loi khi phải sống một mình ở nơi đất khách quê người, lại không được hát như mình muốn.

Tôi không có nhà riêng, phải mướn một phòng trong nhà người ta để ở. Ví dụ, nhà họ có 5 phòng thì sử dụng 4 phòng, còn lại một phòng cho mình ở. Tôi không có tiền nên buộc phải sống như vậy.

Tôi phải đón Tết một mình, chỉ có mình tôi ngồi lặng bên cửa sổ nhìn người ta bắn pháo bông. Tôi buồn lắm.

Tôi tuyệt vọng, còn gọi điện về hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con có nên quay trở về không”.

Nhạc hải ngoại chính là định nghĩa của âm nhạc do các nghệ sĩ gốc Việt sáng tác và trình diễn tại nước ngoài. Những nghệ sĩ hải ngoại thường sống tại Mỹ, Canada và các nước khác tại Châu Âu.

Những năm vừa qua, nền âm nhạc hải ngoại tồn tại thống nhất nhưng không tách rời với nền âm nhạc trong nước. Cũng chính vì sự tồn tại độc lập này nên âm nhạc hải ngoại luôn giữ được cái hồn riêng, một sự pha trộn của thuần Việt và ngoại nhập.

Vì cuộc sống khổ cực, cô đơn đến tận cùng nên cuộc sống của nghệ sĩ hải ngoại hầu như rất khép kín. Họ rất ít khi phát ngôn trên báo chí, truyền thông hay mạng xã hội.

Sơn Tuyền được Khánh Ly mời đến California làm việc và phát hành băng đĩa. Thanh Hà được Linda Trang Đài giới thiệu đi hát tại Vũ Trường.

Danh ca Thái Thanh sang Mỹ năm 1985, Khanh Ly cùng nhiều anh chị em nghệ sĩ khác đã cùng tổ chức một đêm nhạc riêng cho bà. Cô nhớ lại: “Thời điểm cô Thái Thanh qua Mỹ, tôi cũng đâu có gì cho cô đâu. Tôi chỉ tặng cô được một bộ đồ thôi, nhưng đó vẫn là điều đáng quý”.

Ngôi nhà của Khánh Ly cũng chính là nơi nghệ sĩ của Việt Nam cùng nhau hội tụ nơi đất khách. Cô chia sẻ:

“Cũng mảnh vườn này ngày xưa tôi tụ tập rất nhiều anh chị em nghệ sĩ, bạn bè tới sinh hoạt. Ai lạnh mà thấy cái áo nào cứ việc khoác vào, ai muốn ăn gì cứ lấy ăn.

Nhà tôi nghèo, nhỏ nhưng trái tim không nhỏ là được rồi. Đôi tay của tôi không nhỏ, chỉ tiếc là không ôm hết mọi người thôi”.

Khánh Ly nghẹn ngào kể về tình nghệ sĩ tại đất khách quê người: “Khi ấy, nghệ sĩ chúng tôi đều không có xe để đi, cũng không có tiền trong người, nên được người bảo trợ đưa xe chở đến rạp. Rõ ràng là tới đại nhạc hội, nhưng anh chị em nghệ sĩ chúng tôi nhìn thấy nhau chỉ có khóc thôi.

Tuy khóc là vậy, nhưng tôi lại nghĩ đó là khoảng thời gian đẹp nhất của một đời người, tôi không bao giờ quên được. Nước mắt chảy ra như thế nhưng rất đáng quý, vì còn khóc được là còn thương nhau. Cái khoảnh khắc người Việt xa xứ gặp lại nhau ở nơi đất khách quê người xúc động lắm. Lúc đó, tình nghệ sĩ thật sự đáng quý.

Nhưng cái lúc nghèo khó, cơ cực đó mà vẫn ở với nhau, bên cạnh nhau là hạnh phúc lắm.”

Related Posts

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?
Bàn tròn âm nhạc

Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

15/11/2022
Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ
Bàn tròn âm nhạc

Nhạc sĩ Y Vân cùng những sáng tác nổi tiếng của ông qua lời kể của em trai nhạc sĩ Y Vũ

15/11/2022
Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.
Bàn tròn âm nhạc

Xuất hiện bản nhạc Còn Tuổi Nào Cho Em với câu mở đầu “Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay” gây nhiều nghi vấn trong lòng khán giả.

06/12/2022
Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.
Bàn tròn âm nhạc

Những thành viên của ban nhạc rock Phượng Hoàng giờ ra sao? Người trở thành ca sĩ nổi tiếng, kẻ phải gặt đồ thuê kiếm sống qua ngày.

27/09/2022
Next Post
Cảm nhận ca khúc “Tình Khúc Buồn”. Một tuyệt tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên

Cảm nhận ca khúc “Tình Khúc Buồn”. Một tuyệt tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên

Comments 5

  1. hoàng dũng says:
    2 năm ago

    Năm 1985 lúc này ai nghe được nhạc vàng hải ngoại bị cho là nghe nhạc phản động buột phải mở nhỏ …..ko để cho cả xóm nghe được , như vậy là tuyên truyền văn hoá phẩm đòi trị lúc này nhạc hải ngoại bị cấm ….. Lúc này chỉ biết nhạc Bolero hay gọi nhạc sến ( ngày xưa ) mà lúc này nghe được nhạc này là nhà ai khá giả lắm mới mua được cái máy casette là mở vậy mà khi nghe băng thanh tuyền hay chế linh là mở cho hết volume rồi khánh ly chỉ dám mở nhỏ ko dám mở lớn vì nhạc Trịnh công sơn lúc này cũng bị cho là nhạc phản động bây giờ mới biết các anh chị nghệ sỹ bên đó muốn được hát và để làm việc và sinh sống là phải đánh đổi biết bao công sức để gửi về bên này ( Việt Nam ) những lời ca tâm tình chân thật như giữ hồn âm nhạc Việt luôn sống mãi ….cám ơn các anh chị rất nhiều đặc biệt là tình cảm âm nhạc mà các anh chị để lại như di sản quý báu khi nghe lại vào thời này với các phương tiện đa dạng lúc nào ở đâu cũng được nghe ví dụ như công viên hay bờ kè ….mấy ông xe ôm hay mấy ông ngồi một mình uống rượu hay chỗ hội tụ nhóm hát karaoke lề đường cũng nghe được nhạc Bolero các bài về lính chiến ….sự cống hiến nhỏ này dù chỉ chút ít còn sống trong lòng người Việt nhưng đó là sự sống trong tâm hồn con người yêu nhạc lúc vui hay buồn cũng nghêu ngao hát bằng chút ít câu nhạc dể nhớ nào đó lúc cô quạnh đi trên con đường chỉ một mình tự vui hay hát để quên nỗi mệt nhọc trong tâm trí vì một áp lực nào đó ..

    Trả lời
  2. Nguyên Tâm says:
    2 năm ago

    Có một câu tối nghĩa quá, không hiểu ý tác giả viết gì: “Jimmii Nguyễn chứng kiến em gái và người yêu sắp cưới của mình trước mắt.” (?)…

    Trả lời
    • Mẫn Nhi says:
      2 năm ago

      Xin lỗi anh, do lỗi biên soạn, nguyên văn: Jimmii Nguyễn phải chứng kiến cái chết của em gái và người yêu sắp cưới của mình.

      Trả lời
    • Phuc Nguyen says:
      2 năm ago

      😉

      Trả lời
  3. Cuongvinh says:
    2 năm ago

    Cái giá phải trả cho hai chữ TỰ DO rất lớn, nhưng hằng triệu người vẫn luôn sẵn sắng chấp nhận! Và đó chính là THẤT BẠI chua cay của những chế độ bạo ngược, độc tài!
    HÀ CHÍNH MÃNH Ư HỔ !
    ????????????

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về chính trị hay gán ghép tư tưởng không chính xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Tình Khúc Thứ Nhất” – Tình vui theo gió mây trôi , Ý sầu mưa xuống đời

“Tình Khúc Thứ Nhất” – Tình vui theo gió mây trôi , Ý sầu mưa xuống đời

2 năm ago
Nỗi lòng người con gái khi trông chờ thư hồi âm của người yêu trong nhạc khúc “Sao Chưa Thấy Hồi Âm”

Nỗi lòng người con gái khi trông chờ thư hồi âm của người yêu trong nhạc khúc “Sao Chưa Thấy Hồi Âm”

2 năm ago
Lịch sử Sài Gòn từ trước khi xuất hiện người Việt đến nay: Từ vùng đất của Phù Nam cho đến “Đô thành Sài Gòn”

Lịch sử Sài Gòn từ trước khi xuất hiện người Việt đến nay: Từ vùng đất của Phù Nam cho đến “Đô thành Sài Gòn”

2 năm ago
Thôi mình “Nhìn nhau lần cuối” đi em,  Mai xa cách rồi chừng nào thấy nhau.

Thôi mình “Nhìn nhau lần cuối” đi em, Mai xa cách rồi chừng nào thấy nhau.

2 năm ago
Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần 1

Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần 1

1 năm ago
Tình ca “Tuyệt Tình” của Đỗ Lễ – Dứt khoát để đau một lần còn hơn mang nhiều cay đắng

Tình ca “Tuyệt Tình” của Đỗ Lễ – Dứt khoát để đau một lần còn hơn mang nhiều cay đắng

1 năm ago
Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status